Hotline : 0999999999
Email : google@gmail.com
18
Th8

Thiết kế nhà nhỏ đẹp P1

Ở phần 1 của thiết kế nhà nhỏ đẹp đơn giản này, kiến trúc sư của Ad kiến trúc sẽ lên ý tưởng thiết kế cho một loại nhà diện tích từ 30m2 đến 40m2 vô cùng hợp lý ở tầng 1. Nó bao gồm đầy đủ phòng khách, cầu thang trong nhà, một nhà vệ sinh có thể tắm và không gian bếp.

Chắc chắn đây là những thứ cần và đủ cho một ngôi nhà khoảng hai tầng chính và một tầng tum. Hoặc ngôi nhà 3 tầng nguyên vẹn. Chúng ta hãy cùng tham khảo và cho thêm ý tưởng nhé.

thiết kế nhà nhỏ đẹp đơn giản

Thiết kế ngôi nhà sẽ gồm:

Tầng 1: Phòng khách, cầu thang lên xuống, phòng ăn, nhà bếp và phòng vệ sinh.

Tầng lửng + tầng 2: Là 2 phòng ngủ 01 lớn và 01 nhỏ + 1 phòng tắm và vệ sinh bên ngoài chung.

Trên tầng tum + sân thượng

Thiết kế nhà nhỏ đẹp đơn giản với diện tích từ 30m2 đến 40m2

Với diện tích này, mặt tiền sẽ vào khoảng 3m đến 3,5m. Chiều sâu của ngôi nhà từ 10m đến 13m. Do đó, ngôi nhà sẽ chia ra làm 4 phần gồm:

  • Phần cửa đi vào ngay phòng khách.
  • Cầu thang lên xuống
  • Khoảng trống để bàn ăn hoặc sinh hoạt ăn uống.
  • Khu bếp và nhà vệ sinh.

Toàn bộ tường nhà đều được xây dựng bằng những tiêu chuẩn kiên cố hiện nay. Đó là cột chịu lực và tường gạch lỗ. Giúp ngôi nhà nhẹ nhàng. Và chúng tôi bỏ qua phần thiết kế chìm bên dưới gồm bể phốt tự hoại và bể nước ngầm cũng như hệ thống ống dẫn.

Chắc chắn với thiết kế phân khu từ ngoài vào trong như vậy, bạn sẽ thấy mình có đầy đủ mọi khu để sinh hoạt hàng ngày tiện lợi. Tuy nhiên, cũng nên sử dụng một số loại nội thất đa năng thì sẽ cho ngôi nhà thêm rộng hơn.

1/ Cửa chính và phòng khách.

Do mặt tiền nhỏ nên chúng ta sẽ làm cửa chính rộng hết toàn bộ bề rộng của nhà. Vẫn nên làm 2 loại cửa là một cửa kín khóa chắc chắn và 1 cửa dạng kéo xếp thoáng. Điều này giúp cho ngôi nhà khi có người ở nhà vẫn có một lớp cửa kéo mà không gian vẫn thoáng đãng.

Phòng khách:

phòng khách

Nên sử dụng phòng khách với diện tích khoảng 12m2 đến 15m2. Với mặt tiền 3m thì chiều sâu sẽ là 4m đến 5m. Vừa đủ cho bạn đặt một tủ tivi rộng 0,5m và bộ bàn ghế từ 1,6 đến 2m. Khoảng không còn lại dành cho việc buổi tối bạn cho xe máy vào nhà.

Chúng ta sẽ có thiết kế từ ngoài cửa vào với thứ tự như sau:

Bước qua hai cánh cửa sẽ đến không gian trống khoảng 2m chiều sâu. Tiếp đến là bộ bàn ghế đơn giản kê sát một bên tường để dành chỗ cho lối đi vào cầu thang và gian bếp. Sát với cầu thang là bộ tủ kệ ti vi tự thiết kế hoặc mua sẵn nếu hợp với thiết kế ở nhà.

Với thiết kế nhà nhỏ đẹp đơn giản cho phòng khách như thế này. Bạn vẫn đủ không gian để tiếp đãi khách đàng hoàng mà vẫn đủ diện tích cho việc cất giữ xe ban đêm.

2/ Cầu thang lên xuống.

Cầu thang luôn là mối quan tâm cho những ngôi nhà nhỏ. Bởi chỉ cần thiết kế sai một chút là nó đã lấy đi không gian sử dụng của bạn cực kỳ nhiều. Trong khi không thể không có cầu thang bộ trong những ngôi nhà này được. Vậy ta nên thiết kế cầu thang sao cho hợp lý mà an toàn.

Theo kiến trúc sư của chúng tôi. Cầu thang đổi chiều 2 lần lên tầng lửng và 3 lần thì lên đến tầng 2. Hướng thường quay vuông góc với chiều sâu của nhà. Và được bố trí chính giữa ngôi nhà. Chiều rộng của mỗi bậc cầu thang nên dùng khoảng 80cm. Có độ xoắn cao lên một chút.

cầu thang

Chiếu nghỉ sẽ chính là đường dẫn vào bên trong phòng ngủ trên gác lửng và nhà vệ sinh chung.

Đặc biệt, bạn cần chú ý đến thiết kế mặt bậc và tay vịn. Tốt nhất mặt bậc nên sử dụng các loại vật liệu chống trơn trượt như đá galito mài, mặt gỗ… Phía hông cầu thang hướng lên phòng khách nên thi công lưới chắn cầu thang. Nó sẽ giúp an toàn khi lên xuống cầu thang. Và cũng như một vách chia giả để người ngồi tại phòng khách không nhìn rõ được người lên xuống cầu thang.

3/ Không gian phòng ăn.

Với thiết kế nhà nhỏ đẹp đơn giản như thế này. Không gian phòng ăn có thể được biến đổi linh hoạt. Bạn có thể đặt một bàn ăn nhỏ hoặc cũng có thể không đặt bàn ăn mà sử dụng chiếu ăn như người Việt truyền thống vậy.

Không gian này trong nhà bạn có thể thay đổi theo thói quen sử dụng và đặt những đồ thường dùng như tủ lạnh, kệ để lò vi sóng, lò nướng, nồi cơm điện… Nhiều khi nó cũng là nơi để đồ chơi của con cháu bạn nếu nhà có con nhỏ. Rất đa dụng cho không gian này.

4/ Thiết kế bếp và khu nhà tắm bên dưới.

Không gian dù nhỏ đến đâu vẫn không thể thiếu được khu vực này. Chúng ta nên thiết kế chúng ở phần cuối cùng của ngôi nhà. Sắp xếp gồm bàn bếp, chậu rửa và nhà tắm sao cho thành hình chữ U. Điều quan trọng là bàn bếp và khu chậu rửa nên để vuông góc nhau. Đây là phong thủy bạn nên biết.

phòng bếp

Còn vị trí của hướng bếp thì tùy thuộc vào hợp hướng mà bạn đặt nó cho riêng mình.

Nên thiết kế đồng nhất giữa tủ bếp, trạn bát và những ngăn để đồ hợp lý cho cả khu bếp và chậu rửa. Đương nhiên, gian để bát luôn phía trên chậu rửa. Còn các ngăn khác sẽ nằm ở phía trên bếp. Luôn có các ngăn dưới chân tủ để đặt bình gas, khu để dao, để xoong nồi… nữa.

Nhà tắm cũng thiết kế nhỏ và chỉ là phòng tắm phụ thôi. Nó có thể bao gồm: Một chậu rửa mặt, một toilet và vòi tắm đứng đơn giản. Nơi có thể để cho khách sử dụng và thành viên trong nhà khi đang sinh hoạt bên dưới. Thường khu này bạn làm chỉ khoảng 1m x 2m mà thôi.

Nhìn qua, thiết kế nhà nhỏ đơn giản cho khu tầng 1 đã hoàn tất. Nếu bạn có ý tưởng thay đổi nào khác nữa xin vui lòng góp ý cho chúng tôi. Nhất là những ý tưởng sáng tạo mang thêm không gian sử dụng cho mọi người trong nhà.

Phần tiếp theo chúng ta sẽ thiết kế tiếp cho hai phòng ngủ ở phía trên bạn nhé.