Hotline : 0999999999
Email : google@gmail.com
thi công lợp mái tôn
28
Th8

Cách lợp mái tôn chống nóng cho sân thượng – ngăn thấm dột

Hiện nay, trong thi công mái, lợp tôn là vật liệu đang áp đảo thị trường vật liệu xây dựng. Bằng sự tiện dụng, giá thành rẻ, bền, đẹp và khả năng chống thấm, chống nóng tốt… Vậy cách lợp mái tôn chống nóng như thế nào cho đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm sử dụng được trong thời gian dài, phát huy được tối đa ưu điểm của mái tôn… mình cùng phân tích nhé!

Tại sao cần lợp mái tôn sân thượng?

1/ Để chống nóng cho toàn bộ ngôi nhà

Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, tiếng ồn, môi trường ô nhiễm … là vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người, chi phí sinh hoạt.

Với ưu điểm cách âm, chống nóng tốt, thi công nhanh, giá thành hợp lý…. Tôn chống nóng đang là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Mái tôn chống nóng phù hợp với phù hợp với tất cả những công trình dân dụng, công nghiệp như nhà xưởng dệt may, điện tử, y dược, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, thể dục thể thao, kho lạnh… Giúp cho công trình của bạn mát mẻ vào mùa nắng và êm ấm vào mùa mưa.

cách lợp mái tôn chống nóng

2/ Ngăn thấm dột nước từ khe tiếp giáp hoặc các từ trần sân thượng

Với thiết kế đa dạng chủng loại mẫu mã như: Sóng tròn, sóng vuông (5 sóng, 7 sóng, 9 sóng, 11 sóng…). Giúp thoát nước nhanh chóng mỗi khi gặp trời mưa…

Sử dụng tại các vị trí khe tiếp giáp hoặc trần chúng ta sử dụng diềm mái tôn. Diềm mái tôn là một dạng tôn phẳng (thường làm bằng tôn lạnh và tôn màu).

Diềm được thợ cơ khí điều chỉnh các góc lại theo bản vẽ để có thể ốp vào các góc, nóc và mái nhà. Chúng khá dễ dàng thi công, và có thể áp dụng vào nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Tại các vị trí khe tiếp giáp sử dụng diềm tôn nhằm ngăn nước đọng chống thấm dột.

Ngoài ra sử dụng tôn vá những khe hở trong quá trình thi công cũng rất dễ dàng. Vì vậy thi công bằng mái tôn bạn hoàn toàn yên tâm không dột nước khi sử dụng.

diềm mái tôn

Sử dụng diềm mái tôn tại các vị trí khe tiếp giáp

 

3/ Tăng độ thẩm mỹ

Với ưu điểm màu sắc đa dạng, chủng loại  phong phú (từ sóng tròn, sóng vuông 5 sóng, 7 sóng, 9 sóng, sóng ngói ruby….). Phù hợp mới mọi loại kiểu cách ngôi nhà như nhà dân dụng, nhà công nghiệp… và nhà biệt thự.

Người sử dụng tìm thấy nhiều kiểu dáng, màu sắc, họa tiết khác nhau trên mái tôn. Kể cả các đường dọc/đứng truyền thống hoặc có thể được làm giống như đá cuội, đá tuyết tùng, đá phiến hoặc gạch đất sét.

mái tôn giả ngói

 

Hướng dẫn cách lợp mái tôn chống nóng cho sân thượng

1/ Lựa chọn nguyên liệu

Để lợp mái tôn chống nóng cho sân thượng thì nguyên liệu sử dụng là thép làm khung xà và tôn lạnh để lợp mái, vít để cố định tôn vào khung xà mái.

Đối với những công trình nhà xưởng lớn người ta thường sử dụng xà gồ U, C, Z để làm kết cấu xà mái.

Với những công trình dân dụng nhỏ chúng ta chỉ cần sử dụng thép hộp (Thép hộp vuông, thép hộp chữ nhật, thép ống tròn). Sản phẩm thép hộp rất phổ biến tại các đại lý nên rất dễ mua, giá thành rẻ. Độ bền cao, chắc chắn, áp lực cao, chịu lực ép tốt… Kết cấu thép có tính vững chắc và độ ổn định cao là cơ sở của một khung kết cấu thép bền chắc.

khung mái thép hộp

 

Sản phẩm tôn sử dụng chống nóng hiện nay là sản phẩm tôn chống lạnh màu và tôn cách nhiệt (tôn 3 lớp). Theo thống kê thì có tới 70% các công trình xây dựng nhà ở và 95% các công trình nhà xưởng, nhà tiền chế đều có nhu cầu sử dụng tôn lạnh màu và tôn cách nhiệt để làm vật liệu lợp mái, làm mái hiên, mái che sân thượng, …

Vì vậy tùy vào mục đích sử dụng và tính chất công trình để lựa chọn chống nóng cho mái tôn với các loại tôn lợp phù hợp nhất.

tôn mát 3 lớp

Phần vít: để cố định các tấm tôn lại với nhau, tạo độ khít. Nên chọn vít có độ bền cao như bằng inox để tránh rỉ, hư hại bởi thời tiết và có độ cứng tốt. Nên có các gioăng cao su để tạo sự đàn hồi và chống thấm.

2/ Dựng khung sắt lợp mái tôn

Đầu tiên để dựng khung sắt lợp mái tôn ta phải dựa vào thiết kế của hệ thống mái tôn như thế nào để dựng khung cho chuẩn xác.

cấu tạo mái tôn

– Hệ thống khung: Đây chính phần chịu tải trọng lớn nhất của nhà xưởng gồm sắt hộp và ống sắt. Công trình có diện tích và mặt bằng lớn thì phần khung làm cũng lớn và chắc chắn theo nhất là bây giờ bão lũ ngày càng khắc nghiệt.

– Hệ thống kèo: Tùy vào diện tích lợp tôn mà hệ thống kèo, mái dầm sẽ lớn tương ứng. Vì kích thước tôn lợp mái nhà đóng góp một phần quan trọng trong bản vẽ biện pháp thi công mái tôn.

Vì vậy ta tính toán kích thước mái tôn trước khi thi công. Sử dụng loại thép hộp nào, kích cỡ bao nhiêu để phù hợp với thiết kế của mái nhà. Bạn nên tham khảo cách tính diện tích mái tôn của các kỹ sư, người có kinh nghiệm để có thông tin chính xác nhất.

khung xà gồ

 

Trong quá trình thi công bạn phải kiểm tra khung kèo, xà gồ phải được khô ráo, độ ẩm không được vượt mức 12%. Sử dụng sơn chống gỉ với những thanh xà gồ bằng sắt.

3/ Kỹ thuật lợp mái tôn sân thượng

Trước khi lợp tôn bạn cần kiểm tra khung kèo, xà gồ, sơn chống gỉ, độ cong vênh của xà gồ… đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật ở trên. Sau đó lợp tôn theo đúng kỹ thuật như sau:

– Dựng tôn đúng chiều cẩn thận, đúng hướng đúng vị trí đã tính toán. Tại bước này bạn cần kiểm tra độ cong vênh của xà gồ để trong quá trình thi công. Thực hiện căng dây lấy dấu thì đinh vít sẽ không bị lệch ra ngoài.

– Tấm tôn hai liền kề cần phải xếp gối lên nhau ít nhất 1 sóng. Mí sóng lợp trên phải cạn hơn 3mm để khi bắt vít sẽ không bị cấn sóng âm của tấm dưới làm biến dạng gây ra việc dột do tràn nước mưa.

– Tại các vị trí xà gồ mái phải nối ngang tấm tôn lạnh chồng lên nhau sao cho phần tôn nền nối chồng lên nhau từ 15 đến 20 cm.

thi công lợp mái tôn

Lưu ý khi bắn vít:

–   Khi bắn vít lợp mái cần bắn lên sóng dương, vuông góc với bề mặt tấm tôn lạnh

–   Lúc bắn vít thưng tường cần bắn vào múi âm, vuông góc với bề mặt tấm tôn che vách tường

Chi phí lợp mái tôn

Chi phí lợp mái tôn = tiền tôn + tiền sắt làm khung mái + tiền nhân công 

1/ Nhân công

Tiền nhân công lợp mái tôn có thể tùy theo thỏa thuận tính theo m2 hay theo ngày công thợ (công nhật)

Đơn giá nhân công lợp mái tôn theo m2. Đơn giá được tính theo độ cao của mái, cụ thể như sau:

  • Thi công lợp mái tầng 1 : 50,000 đồng/m²
  • Thi công lớp mái tầng 2 : 100,000 đồng/m²
  • Thi công lớp mái tầng 3 : 120,000 đồng/m²

Hoặc tính theo ngày thì đơn giá trung bình hiện nay khoảng 300k/người. Với số lượng nhân công cùng một lúc là khoảng 3,4 người.

Vậy chi phí nhân công = (tổng số ngày công thợ) x (đơn giá/ngày)

2/ Giá nguyên liệu

Để xác định tổng chi phí làm mái tôn. Ngoài chi phí nhân công, bạn cần phải nắm rõ bảng báo giá tôn của từng loại sản phẩm tôn khác nhau. Các loại giá sắt làm khung vì kèo là bao nhiêu.

Để biết giá cụ thể của các hãng tôn hiện nay bạn có thể tra tại: http://thephinh24h.com/bao-gia-ton/

Các mẫu nhà lợp mái tôn đẹp

1/ Nhà cấp 4 lợp mái tôn đẹp

Mẫu xây nhà cấp 4 mái tôn thường được xây dựng nhiều ở nông thôn. Với thiết kế nhà thường đơn giản, không gian rộng, hòa mình vào thiên nhiên. Vì vậy, khi lựa chọn mẫu nhà cấp 4 lợp tôn bạn sẽ không lo là ngôi nhà bị đơn giản và không nổi bật.

nhà cấp 4 đẹp

 

nhà cấp 4

 

2/ Mẫu nhà 2 tâng lợp mái tôn

Mẫu nhà mái thái hiện đại cao cấp 2, 3,.. tầng. Sẽ rất phù hợp cho những gia đình sống trên thành phố và có diện tích đất hẹp. Đảm bảo bạn sẽ được sở hữu một căn hộ nổi bật. Sang trọng khi lựa chọn kiểu nhà mái thái này. Tuy nhiên, với những nhà mái thái có 2 đến 3 tầng đổ lên. Thì sẽ đòi hỏi kỹ thuật thi công cầu kỳ hơn và thời gian thi công lâu dài hơn.

 

nhà 2 tầng lợp tôn

3/ Nhà mái tôn thái

Mẫu nhà kiểu kiến theo phong cách cấu trúc thấp tầng và thường là 1 trệt 1 tầng. Các bộ phận thiết kế của nhà mái thái này bao gồm: phần mái, cửa chính. Cửa sổ và mái che đầu đều được thiết kế theo nét kiến trúc Thái. Khuôn viên nhà rộng hòa mình vào nhiên nhiên, sân vườn…

nhà mái thái 1

 

nhà thái 2

 

 

Nhưng trước khi lựa chọn những mái tôn tốt để giúp cho căn nhà không bị thấm thì bạn phải chọn được vật liệu xây dựng tốt. Như vậy bạn mới có được một căn nhà hoàn hảo. Trong thi công xây nhà & cải tạo nhà trọn gói thì tôn vẫn là vật liệu được sử dụng khá nhiều . Nhưng bạn phải biết cách chọn và giá của các vật liệu như cát, đá xây dựng,… để không bị mua phải giá quá cao mà chất lượng lại không tốt.