Hotline : 0999999999
Email : google@gmail.com
06
Th5

Tiêu chuẩn và cách thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái chi tiết

Hệ thống thoát nước mưa có nhiệm vụ vận chuyển nước mưa ra khỏi sàn mái. Tránh gây ra các sự cố như tràn nước trong nhà, khiến cho vách tường, sàn nhà thấm nước. Nếu bạn tính toán sai lệch vệ kích thước ống thoát nước mưa, lưu lượng nước tương ứng thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì thế chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết cho bạn cần tìm hiểu trước khi có dự định thi cống thiết kế hệ thống thoát nước mưa.

Tìm hiểu về hệ thống thoát nước mưa trên mái

Vì sao cần phải lắp hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà?

Bởi vai trò của hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà là vô cùng lớn, cụ thể như sau:

  • Hệ thống thoát nước mưa giúp khống chế dòng chảy, không để tràn ra tường, sàn. Không tồn đọng lại trên mái và không bị thấm ngược vào trong nhà. Ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ của công trình. Nói cách khác hệ thống thoát nước chính là 1 giải pháp cần thiết để chống thấm cho ngôi nhà của bạn.
  • Nếu không có hệ thống thoát nước mưa thì rác sẽ bị ùn ứ, đọng lâu ngày. Sinh ra mất vệ sinh làm cho các sinh vật sinh sôi như muỗi, ruồi, các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
  • Hệ thống thoát nước gia đình sẽ làm tăng không gian sử dụng không gian tại các khu vực như: góc giải trí, góc làm việc, sân vườn, sân phơi.

thiet-ke-he-thong-thoat-nuoc-mua

Cấu tạo hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các hợp phần như máng hứng nước mưa (sê nô); phễu thu và đường ống dẫn.

Tuy có nguyên tắc cấu tạo chung như vậy nhưng quan trọng là phải tính toán thật kỹ trước khi thiết kế hệ thống thoát nước mưa. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước của kiểu mái dốc và mái bằng có sự khác nhau. Nên cần phải có biện pháp hoán đổi, thay đổi phù hợp đối với mỗi công trình.

Các tiêu chuẩn thoát nước mưa trên mái

Công thức tính toán lưu lượng hệ thống thoát nước mưa

Công thức được tính dựa trên cường độ mưa, thời gian và thể tích:

  • Lớp nước: I = H/T (mm/phút)
  • Thể tích: Q = lượng mưa/ha.s (L/ha.s)

Mối liên hệ giữa 2 cường độ trên là:

Q = (I x 1000 x 100) : (1000 x 60) = 166,7I

Khi I = 1mm/phút -> Q = 166,7 (L/ha.s)

Thời gian mưa là được tính từ thời điểm bắt đầu và kết thúc sau mỗi đợt mưa thường tính bằng giờ hoặc phút.

Tính toán máng xối thoát nước mưa

Seno máng xối thường có dạng nữa vòng tròn hoặc hình chữ U, tính toán chiều rộng máng xối theo độ dài cung với độ dốc 5mm/m và được tính như sau:

  • Độ dài cung 0,16m có thể thoát nước cho 10m2 diện tích mái.
  • Độ dài cung 0,25m có thể thoát nước cho 50m2 diện tích mái.
  • Độ dài cung 0,33m có thể thoát nước cho 100m2 diện tích mái.
  • Ống có phi (đường kính) 67 mm có thể thoát nước cho diện tích mái 40m2.
  • Ống phi 81 mm có thể thoát nước cho diện tích mái 50 – 70m2.
  • Ống phi 94 mm có thể thoát nước cho diện tích mái 70 – 100m2.
  • Ống phi 108 mm có thể thoát nước cho diện tích 100 – 150m2.
  • Ống phi 135 mm có thể thoát nước cho diện tích 150 – 200m2.
  • Ống phi 162 mm có thể thoát nước cho diện tích 200 – 300m2.

Kích thước ống thoát nước mưa

Đường kính ống thoát nước mưa xả ngang

Đường kính Lưu lượng nước mưa (Lít / giờ) Chú ý
Độ dốc 1:50 Độ dốc 1:100
Ø 27 70 50 Không sử dụng ống gộp xả
Ø 34 125 88
Ø 49 247 175 Có thể sử dụng ống gộp xả
Ø 60 473 334
Ø 90 900 525

Đường kính ống thoát nước mưa xả đứng

Đường Kính (mm) Lượng nước ngưng tụ (lít / h) Lưu ý
Ø 21 220 Không sử dụng cho ống gọp xả
Ø 27 410
Ø 34 470 Sử dụng cho ống gọp xả
Ø 49 1440
Ø 60 2760
Ø 76 5710
Ø 90 8280

Các yêu cầu khi lắp đường ống trong thiết kế hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống ống thoát nước mưa thường xuyên được thiết kế theo chiều hướng thẳng đứng cho nên bạn cần phải chú ý một số tiêu chuẩn sau:

1/  Với diện tích sân thượng

Đối với diện tích sân thượng có mái dài > 100m2 bạn cần lắp đặt 6 ống thoát, 4 vị trí cho 4 góc và 2 vị trí 2 ở giữa

2/ Mỗi hệ thống thoát nước mưa cần được lắp đặt sê nô

Đây là bộ phận máng nước được thiết kế theo hình chữ U. Đối với sê nô máng nước đa phần được làm bằng nhựa, tôn hoặc kẽm, kích thước và độ dài tương ứng với mái với độ nghiên 0,2 %.

se-no-trong-he-thong-thoat-nuoc-mua

3/ Trang bị phễu thu nước mưa cho đầu lỗ thoát

Đầu lỗ thoát cần trang bị phễu thu nước mưa có cầu chắn rác, tránh trường hợp rác thải đến từ lá cây, vật dụng lạ hoặc con vật chiu vào đường ống gây ra sự cố tắc nghẽn.

4/ Sử dụng keo chống thấm

Xung quanh cổ ống nước mưa cần quét keo chống thấm cực tốt nhằm tránh lại các hiện trạng thấm sàn do nước mưa tràn vào.

Việc thi công lắp đặt ống thoát nước mưa cần phải tuân thủ đúng bản bản thiết kế, yêu cầu kĩ thuật về kích thước, lắp đặt sê nô và phẽo chắn rác. Nếu bạn là một kiến trúc sư có tầm hiểu biết chuyên sâu trong ngành xây dựng chắc chắn bạn sẻ biết rằng đâu là yếu tố cần thiết và nhấn mạnh. Chính vì thế đây sẻ là thông tin bổ xung kiến thức bạn còn thiếu.

Thiết kế hệ thống ống thoát nước mưa cho nhà mái bằng

Độ dốc tối ưu cho thoát nước nhà mái bằng:

Nhằm đảm bảo nhà mái bằng thoát nước tốt nhất thì cần phải đảm bảo độ dốc khoảng 2% đến 5%. Để tạo độ dốc thoát nước thông thường gia công bằng 2 cách:

  • Nếu kết cấu chịu lực nằm nghiêng hoặc kết cấu chịu lực nằm phẳng có thêm lớp điều chỉnh độ dốc: thì cầu phải đã đảm bảo độ dốc yêu cầu. Nếu độ dốc chưa đảm bảo thì cần thiết phải thêm lớp điều chỉnh độ dốc bằng cách lắp các tấm panel đúc bố trí trên sàn sao cho tạo độ dốc từ 2% – 5%.
  • Kết cấu chịu lực nằm ngang, sau đó thêm lớp điều chỉnh độ dốc bên trên: đối với cách nầy thì tấm panel được bố trí dọc nhà.

Thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu mái bằng

Seno bằng bê tông cốt théo được thiết kế dưới viền mái sao cho nước mưa từ mặt mái chảy xuống seno và từ seno chảy vào phễu thu (độ dốc yêu cầu từ 1 đến 2%). Sau đó đi xuống ống đến mặt đất và chảy ra cống chung.

Thiết-kế-hệ-thống-ống-thoát-nước-mưa-cho-nhà-mái-bằng

Với nhà ở dân dụng thì đường ống thoát nước mưa có thể bố trí ở trong hoặc ngoài. Đối với công trình thấp cũng như khu vực có lượng mưa thấp thì có thể chảy tự do không cần máng. Đối với công trình cao thì cần máng dẫn xuống đường ống và thoát ra ngoài cống công cộng.

Cấu tạo một số bộ phận chính

Seno thoát nước mái

Được cấu tạo từ các tấm bê tông cốt thép hoặc bê tông cốt thép lắp ghép. Khi thiết kế seno cần phải đảm bảo kích thước sê nô có chiều sâu là tối thiểu 200mm, chiều rộng tối thiểu là 200mm vữa mác 75 chống t hấm bằng xi măng nguyên chất hoặc hóa chất chống thấm chuyên dùng, tạo độ dốc từ 1% đến 2% về phía phễu thu.

cau-tao-he-thong-thoat-nuoc-mua-mai-bang

Đối với bố trí ống thoát nước trên seno cũng là một bộ phận trên hệ thống thoát nước mái nhà. Thì cứ khoảng 10m thì lắp 1 ống ø30 ÷ ø50mm cách đáy seno khoảng 200 – 250mm

Phễu thu và lưới chắn rác

Phễu thu là bộ phận đầu tiên của hệ thống đường ống thu nước mưa. Đặt ở vị trí thuận lợi trong seno để thu nước mưa vào ống đứng mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ kiến trúc của ngôi nhà.

thoat-nuoc-mua-nha-mai-bang

Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà với phễu thu là là 1 đoạn ống phía trên miệng loe rộng để thu nước nhanh từ senô chảy vào. Và phía dưới là một đoạn ống tròn thẳng để nối tiếp với ống đứng đi xuống (đoạn nối có cấu tạo hình bát thu, đoạn trên lồng vào bát thu dưới).

Trên miệng phễu thu được lắp dưới chắn rác, thường được đan bằng nan thép thành hình cầu hoặc là các tấm bằng gang có đục lỗ hay xẻ rãnh.

thoat-nuoc-mua-mai-bang-2

Ống đứng

Là đoạn ống nối tiếp từ phễu thu đi xuống đất. Thường có đường kính ống lớn hơn hoặc bằng 100mm.

Thông thường tính sơ bộ cứ 100m2 mái cần 1 ống đứng ø100. Vậy cần chú ý để bố trí trên mặt bằng và mặt đứng cho đảm bảo thẩm mĩ của ngôi nhà.

Đối với nhiều công trình có quy mô, tính chất và kết cấu mái khác nhau thì vị trí và kết cấu hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà cũng khác nhau. Một đất nước nhiệt đới ẩm như nước ta với lượng mưa trong năm rất lớn nên hệ thống thoát nước không thể thiếu.

cau-tao-seno-va-cac-chi-tiet-khac1

Thiết kế hệ thống thoát nước mưa cho nhà mái dốc

Máng thu nước mưa mái dốc (seno) thường đặt ở viền của mái. Sau đó, nước mưa chảy theo xối rồi xuống phễu thu. Tiếp theo đó là theo đường ống đã bố trí sẵn chảy ra hệ thống thoát nước chung. Đối với nhà mái dốc thì máng thu có vai trò cực kì quan trọng, có thể cấu tạo từ đơn giản là làm bằng tôn đến phức tạp là làm bằng bê tông cốt thép.

Với yêu cầu ngày càng cao như hiện nay thì các kỹ sư, kiến trúc sư đảm nhận thiết kế hệ thống ống thoát nước mưa mái nhà. Thường được thiết kế không những đảm bảo công năng sử dụng mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như đồng bộ với các bộ phận khác của mái nhà.

lap-dat-he-thong-thoat-nuoc-mua-tren-mai-nha

Sự cố ống thoát nước mưa bị nghẹt

Vấn đề hệ thống thoát nước mưa bị tắc nghẹt

Trong thực tế thì cống thoát nước mưa rất ít bị tắc nghẽn. Nhưng nếu tắc nghẽn xảy ra thì cũng rất khó giải quyết. Cụ thể:

  • Không tắc nghẽn hoàn toàn mà chỉ tắc nghẽn một phần, khi trời mưa lớn thì mới xảy ra hiện tượng trào ngược nên rất khó thông tắc bằng máy áp lực.
  • Kích thước đường ống nước mưa luôn lớn, bố trí dọc theo chiều cao ngôi nhà. Do nguyên nhân tắc nghẽn chủ yếu là lá cây và đường ống phức tạp nên thông tắc gặp khó khăn.

xu-ly-ong-thoat-nuoc-bi-nghet

Các cách thông tắc hệ thống thoát nước mưa 

  • Sử dụng bơm áp lực để đưa lượng nước cho áp lực lớn, phá vỡ tắc nghẽn.
  • Sử dụng máy lò xo để đánh trôi hoàn toàn tắc nghẽn.

Chú ý: không sử dụng các loại hóa chất thông tắc vì có thể làm cho tình trạng tắc nghẽn trở nên nặng hơn.

Vấn đề ống thoát nước mưa bị dập, vỡ

Nguyên nhân: Có thể do có vật gì đó tác động. Hoặc đường ống sử dụng lâu ngày, dưới sự tác động nắng mưa bão của thời tiết dẫn đến hao mòn, dập vỡ.

Cách khắc phục : Bạn nên tìm đúng chỗ ống nước bị vỡ, rò rỉ để khắc phục. Và để khắc phục sự cố ống nước bị rò rỉ nhanh nhất thì bạn nên tìm đơn vị thi công sửa chữa đường ống nước uy tín – chất lượng như điện nước Minh Hiếu.

Hotline tư vấn 24/7 0987.026.338