Nội dung
Hiện nay tại các khu vực thành phố, thiết kế nhà ống rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, đặc trưng của nhà ống là thoải mái về chiều dài nhưng hẹp về chiều sâu. Do đó, khi bố trí nội thất phòng bếp cho nhà ống đòi hỏi gia chủ phải tính toán kỹ để vừa đảm bảo công năng sử dụng vừa tạo cảm giác thoải mái. Trong bài viết dưới đây, Kitchen Insight sẽ gợi ý bạn một số ý tưởng bố trí không gian bếp đẹp cho nhà ống. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội thất đẹp cho không gian bếp nhà ống thường mang những đặc điểm nổi bật sau:
Tủ bếp chữ L được thiết kế với một góc vuông và mở ra hai cạnh. Ưu điểm của thiết kế tủ này là giúp gia chủ tận dụng được vị trí góc nhà đồng thời mở ra hai phía giúp tối ưu diện tích sử dụng. Tủ bếp chữ L phù hợp với nhà ống có đặc trưng nhỏ hẹp.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể lựa chọn mẫu tủ bếp chữ I cho căn bếp nhà ống gia đình. Loại tủ bếp này gồm 1 hệ tủ với nhiều ngăn, kích thước tủ nhỏ gọn, tăng diện tích sử dụng cho không gian.
Để tiết kiệm diện tích, nhiều gia chủ lựa chọn các phụ kiện thông minh cho phòng bếp nhà ống. Có thể kể đến như: tủ bếp với tay nâng cánh trên, kệ góc bếp xử lý góc chết,……Từ đó vừa đảm bảo công năng nấu nướng, lại giúp phòng bếp luôn gọn gàng.
Bàn ăn phòng bếp nhà ống nên ưu tiên các mẫu bàn hình vuông, hình tròn hoặc hình elip với thiết kế đơn giản. Kitchen Insight khuyên bạn tránh đặt bàn ăn đối diện cửa ra vào, bàn thờ hoặc gần nhà vệ sinh bởi các vị trí này không tốt theo phong thủy.
Với những căn nhà ống, ưu tiên hàng đầu là tối ưu diện tích. Do đó, giải pháp lý tưởng nhất là thiết kế không gian bếp liền kề với phòng khách. Điều này cũng giúp tạo nên sự ấm cúng cho ngôi nhà.
Mẫu thiết kế phòng bếp liền phòng khách với các gam màu trung tính giúp không gian ngôi nhà luôn thông thoáng, rộng rãi. Vì diện tích không quá lý tưởng do đó gia chủ ưu tiên các thiết bị nội thất với kích thước nhỏ gọn. Bộ bàn ăn nhỏ bằng gỗ dành cho 6 người được bố trí cạnh khu vực bếp nấu vô cùng tiện nghi.
Để thuận tiện trong quá trình sinh hoạt, hiện nay nhiều gia chủ có xu hướng thiết kế phòng bếp tích hợp bàn ăn. Đặc biệt, kiểu kiến trúc này phù hợp với những ngôi nhà ống nhỏ hẹp.
Mẫu phòng bếp nhà ống này sử dụng tủ bếp hình chữ L nhỏ gọn với chất liệu gỗ công nghiệp. Khu vực đảo bếp nhỏ được gia chủ tận dụng làm nơi bố trí bàn ăn vô cùng tiện lợi giúp tối ưu diện tích sử dụng.
Đặc trưng của nhà ống là chiều dài sâu và chiều rộng hẹp. Do đó, để giúp không gian thông thoáng hơn, việc bố trí giếng trời tận dụng ánh sáng tự nhiên là giải pháp vô cùng lý tưởng.
Ngoài việc mang đến không gian nấu nướng thoáng sáng thì bố trí giếng trời cho nhà bếp cũng giúp gia đình bạn tiết kiệm được năng lượng điện tối đa. Đây cũng là lý do mà nhiều gia chủ khi bố trí phòng bếp luôn mong muốn có một khoảng giếng trời.
Phong cách tối giản là sự lựa chọn lý tưởng khi thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống. Với phong cách này, gia chủ nên ưu tiên các đồ dùng có kích thước nhỏ gọn, đa dạng tính năng. Đồng thời lựa chọn các gam màu đơn sắc hoặc trung tính để khu vực nấu nướng luôn thông thoáng.
Tiện lợi và đơn giản là những từ ngữ được sử dụng để mô tả về mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống này. Mặc dù không quá cầu kỳ về nội thất nhưng căn bếp vẫn đảm bảo công năng nấu nướng. Điểm nhấn của không gian là bộ bàn ăn nhỏ dành cho 2 người với gam màu xanh nổi bật.
Thiết kế tủ bếp chữ L giúp căn bếp nhà ống tiết kiệm tối đa diện tích. Tủ bếp trên và dưới với nhiều ngăn giúp lưu trữ vật dụng phòng bếp tốt hơn. Bàn ăn và tủ bếp sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp với các gam màu trung tính.
Đặc trưng của phòng bếp phong cách cổ điển là sử dụng các gam màu trắng, vàng sáng, kem, be hoặc màu nâu của gỗ tự nhiên. Nội thất sử dụng là các thiết bị cao cấp với hoa văn, họa tiết được chạm khắc tinh tế. Ngoài ra, chất liệu kim loại, đá tự nhiên cũng được ưu tiên sử dụng nhằm góp phần tăng thêm sự đẳng cấp, sang trọng cho không gian.
Điểm nhấn của phòng bếp cổ điển này là phần tủ bếp màu trắng được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên, tay nắm tròn mạ vàng cao cấp. Mặc dù diện tích không quá lớn nhưng nội thất phòng bếp vẫn được trang bị đầy đủ thiết bị như: máy hút mùi, lò vi sóng, tủ lạnh, tủ bếp,……
Phong cách Bắc Âu hay còn được gọi với cái tên khác là phong cách Scandinavian. Thiết kế nhà bếp cho nhà ống theo phong cách này mang lại sự đơn giản, nhẹ nhàng nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng với các gam màu xanh, trắng, be đặc trưng.
Nhà bếp ấn tượng hơn khi được thắp sáng bởi chiếc đèn được “ngụy trang” vô cùng độc đáo. Đặc trưng của phong cách nội thất Bắc Âu được thể hiện rõ từ việc sử dụng gam màu xanh pastel, tường gạch màu trắng cho đến các phụ kiện thô mộc.
Nếu đang lên ý tưởng bố trí nội thất cho không gian bếp nhà ống thì các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh phạm phong thủy:
Màu sắc phòng bếp cũng là yếu tố phong thủy quan trọng. Theo đó, với không gian nhà ống nên ưu tiên các gam màu nhẹ nhàng và phù hợp với cung mệnh của gia chủ. Ngoài ra, đừng quên chọn các màu hài hòa và thống nhất với tổng thể không gian trong ngôi nhà.
Hy vọng tổng hợp các mẫu không gian bếp đẹp cho nhà ống trong bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý để bố trí khu vực nấu nướng cho gia đình. Để vừa đảm bảo công năng sử dụng lại phù hợp phong thủy.
Lựa chọn loại khóa cửa phù hợp với đặc điểm của cánh cửa và mục…
Cửa nhà vệ sinh là một phần quan trọng trong không gian sống của chúng…
Trong ngành công nghiệp, thi công sơn epoxy để gia cố nền sàn bê tông…
SMA Furniture được biết đến là thương hiệu chuyên cung ứng ghế trưởng phòng lưới…
Xe máy không đề được là một trong những lỗi thường gặp nhất. Khi sử…
Cách lắp vòi chậu rửa bát đúng và chuẩn rất quan trọng. Vì vòi tốt…