Tìm hiểu về các loại móng nhà và cách làm móng nhà cấp 4
Nhà cấp 4 đang là mẫu nhà được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy nhiều trong quá trình xây dựng căn nhà này. Bước đầu tiên mà các gia chủ cần làm đó là móng nhà. Nhưng rất nhiều người không biết hiện nay cách làm móng nhà cấp 4 ra sao. Và không phải ai cũng biết có các loại móng nhà cấp 4 nào. Để có thể tiết kiệm tối đa chi phí. Nhưng vẫn xây dựng được cho mình một căn nhà vững chãi.
Các loại móng nhà cấp 4
Móng bè
Móng bè là một loại của móng nông. Loại móng này được sử dụng phổ biến ở những nơi có nền đất yếu. Sức kháng nén yếu dù không hay có nước. Hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình. Loại móng này thường được xây ở các thửa ruộng, ao hồ,… Ưu điểm nổi bật của loại móng này là tác dụng phân bố đồng đều tải trọng của công trình trên nên đất. Giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
Móng cọc
Đây là loại móng gồm có cọc và đài cọc. Dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tới đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu. Nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng.
Cọc tre ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình với chi phí tiết kiệm. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép. Bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt. Cọc bê tông cốt thép có thể là cọc đặc hoặc đúc ly tâm với hiệu quả cao hơn.
Móng băng
Móng băng là loại móng thường có dạng một dải dài. Có thể độc lập hoặc cắt nhau thành hình chữ thập. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng xung quanh diện tích đất của công trình. Hoặc có thể đào móng song song với nhau trong diện tích đó. Trong xây dựng loại móng này thường xuyên được sử dụng bởi nó có độ lún đều và rất dễ thi công.
Móng đơn
Giống như tên gọi của nó đây là loại móng đỡ một cột. Hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Thường được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Trong xây dựng loại móng này thường được sử dụng sửa chữa, nâng cấp các căn hộ. Bởi đặc tính dễ thi công cũng như phù hợp với nhiều diện tích đất khác nhau.
Bản vẽ móng nhà cấp 4
Móng đơn
Đây là loại móng có khả năng chịu lực tương đối tốt. Kích thước hình dáng có thể tùy chỉnh và dễ dàng đặt vào những khu vực có diện tích nhỏ. Chi phí của loại móng này thì vô cùng rẻ và tiết kiệm hơn so với các loại móng khác.
Một số công trình xây dựng trên 2 nền đất cứng và mềm thì bản vẽ kích thước của móng đơn thường là 0,3m x 0,3 m. Được sử dụng nhiều trong cách làm móng nhà cấp 4 đơn giản nhưng đem lại hiệu quả chịu lực có phần cần thiết tại phần nền yếu.
Móng bè
Đây là loại móng có kích thước vô cùng lớn so với các loại móng khác. Bản vẽ móng bè được trải rộng trên toàn bộ diện tích trong cách làm móng nhà cấp 4. Thiết kế của loại móng này được sử dụng cho các công trình xây dựng trên nền đất yếu, hoặc nền đất có nước.
Giảm tải trọng của công trình lên nền đất. Không bị lún sụt, và rất ổn định trong quá trình sử dụng. Bởi sự dàn trải đều trên toàn bộ mặt bằng xây dựng. Nên thiết kế móng bè có mức chi phí đầu tư xây dựng lớn, kết cấu phức tạp. Đòi hỏi rằng mặt bằng móng có sự gắn kết đồng bộ với nhau.
Móng cọc
Trước đây bản vẽ cấu tạo móng cọc rất phổ biến tại nước ta. Sau khi đóng cọc xuống đất có thể là cọc đơn hoặc cọc một cụm cọc sẽ tạo ra một đài móng phía trên khá giống móng đơn chịu lực cho các vị trí cột trụ.
Có hai quy trình thi công móng cọc chính như sau:
+ Đổ bê tông lót móng: Trước khi đổ bê tông cọc cho móng cần về sinh sạch sẽ đáy bê tông móng và hút hết bùn nước. Bởi đất thường có mạch nước ngầm. Sau đó đổ một lớp xà bần. Sau đó đổ một lớp bê tông dày khoảng 10 cm.
+ Đổ bê tông móng cọc: Trước khi đổ nên bắc sàn qua hố móng. Kiểm tra tưới nước ván khuôn ép. Trộn bê tông khô và dùng bàn xoa kết hợp với đầm bàn để thi công.
Móng băng
Cấu tạo của móng băng không quá phức tạp. Móng nông hơn so với các loại móng khác. Chiều sâu chôn móng nhà cấp 4 là từ 2m đến 3m. Đối với một số móng phức tạp chiều sâu tới 5m. Móng băng được phân thành móng cứng, móng mềm. Và móng kết hợp để phù hợp với từng công trình xây dựng khác nhau.
Cách làm móng nhà cấp 4
Làm móng nhà cấp 4 bao nhiêu tiền
Trước khi đi tìm hiểu các làm làm móng nhà cấp 4. Thì chúng ta hãy tìm hiểu qua cách làm móng nhà cấp 4 hết bao nhiêu chi phí. Chi phí làm móng nhà cấp 1 hết bao nhiêu là câu hỏi của rất nhiều người quan tâm. Tùy vào diện tích, kiểu thiết kế, nền móng là nền yếu hay khỏe mà chi phí nhà cấp 4 sẽ khác nhau.
Đối với móng nhà chi phí khoảng 2.200.000 đ/m2 đây là chi phí bao gồm xi măng, đá, cát xây dựng,… Nhưng các bạn lưu ý đây chỉ là mức giá chúng tôi dự định. Còn tùy thuộc vào loại móng nào, loại vật tư nào và nơi bạn mua vật liệu xây dựng. Mà chi phí xây dựng móng nhà cấp 4 sẽ khác nhau.
Cách làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu
Có 2 trường hợp đối với cách làm móng nhà cấp 4 trên đất yếu. Đó là lớp đất yếu < 2.5 m và lớp đất yếu >2.5m. Cụ thể với 2 trường hợp như sau:
+ Đối với trường hợp bùn yếu dưới 2.5 m: Trong trường hợp này chủ thầu nên nạo vét hết lớp bùn bên dưới. Sau đó rải một lớp đá xây dựng để làm lớp đệm. Sau đó tiến hành lắp đặt cốt thép, độ cao đà kiềng sẽ theo thiết kế.
+ Đối với trường hợp bùn yếu trên 2.5m: Trong trường hợp này bạn nên đóng cọc mật độ cọc là 25 cây/m2. Phía trên là lớp bê tông đá 4×6. Sau đó lắp đặt và tiến hành đổ móng như bình thường. Với nhà cấp 4 thông thường. Kích thước móng đơn dao động từ: 1.2m x 1.2m đến 0.8m x 0.8m. Kích thước móng phụ thuộc vào khoảng cách giữa các nhịp. Mà kỹ sư thiết kế kết cấu sẽ tính toán để tiết kiệm nhất.