Bê tông siêu nhẹ là gì ? Có thể xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ không ?
Một vật liệu xây dựng đang gây sốt trên thị trường hiện nay đó là bê tông siêu nhẹ. Nhưng với những người mới nghe lần đầu thì có thể chưa biết bê tông siêu nhẹ là gì? Quy trình sản xuất ra sao và có thể sử dụng thay thế các vật liệu truyền thống để xây nhà không ?
Bê tông siêu nhẹ là gì ?
Bê tông siêu nhẹ là loại bê tông có trọng lượng nhỏ hơn rẩt nhiều so với bê tông thông thường. Bê tông siêu nhẹ được sản xuất theo công nghệ bê tông dư ứng lực bán lắp ghép hiện đại. Thành phần hợp thành từ là đá, xi măng, nước….
Đá là thành phần chính nên kích thước đá sử dụng quyết định trực tiếp tới độ mịn của bê tông siêu nhẹ. Cũng như các loại bê tông khác, để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bê tông siêu nhẹ Loại đá sử dụng phải đạt trạng thái bão hòa khi đúc.
Phân loại bê tông siêu nhẹ
Bê tông siêu nhẹ được phân loại theo khá nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó, cách phân loại dựa theo chất kết dính và cách phân loại dựa theo mục đích sử dụng là hai tiêu chí phân loại chính.
Phân loại theo dạng chất kết dính
+ Bê tông siêu nhẹ xi măng
+ Bê tông siêu nhẹ silicat
+ Bê tông siêu nhẹ thạch cao
+ Bê tông siêu nhẹ polime
+ Bê tông siêu nhẹ dùng chất kết dính hỗn hợp
+ Bê tông siêu nhẹ dùng chất kết dính đặc biệt
Phân loại theo khối lượng thể tích
+ Bê tông đặc biệt nặng: pv > 2.500kg/m3
+ Bê tông nặng: pv = 2.200kg/m3–2.500kg/m3
+ Bê tông tương đối nặng: pv = 1.800kg/m3–2.200kg/m3
+ Bê tông nhẹ: pv = 500kg/m3–1.800kg/m3
+ Bê tông đặc biệt nhẹ: pv < 500kg/m3
Vì sao nên sử dụng bê tông siêu nhẹ?
Trên thực tế hiện nay, bê tông siêu nhẹ được sử dụng rất phổ biến. Đặc biệt trong các công trình xây dựng nhà cao tầng, nhà xưởng. Hoặc các công trình cải tạo, nâng cấp nhà phố.
Nên sử dụng bê tông siêu nhẹ vì những đặc tính sau :
+ Quá trình thi công đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm nhiều chi phí
+ Tiết kiệm sức lao động nhờ sử dụng ít nhân công, vật tư. Thời gian hoàn thành giảm bớt.
+ Đảm bảo được chất lượng độ bền của công trình
+ Có trọng lượng nhẹ
+ Cường độ nén tốt và đảm bảo được độ ổn định cho công trình
+ Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, chống cháy toàn diện.
+ Là loại vật liệu thân thiện với môi trường
Ứng dụng thực tiễn của bê tông siêu nhẹ
Với những ưu điểm trên, bê tông siêu nhẹ được áp dụng vào các công trình đòi hỏi chống nóng hoặc chống thấm mái. Hay dùng tôn nền nhà để chống nồm, giúp giảm tải thêm tôn nền và bù sàn âm.
Ngoài ra khả năng ứng dụng trong xây dụng của bê tông siêu nhẹ rất đa dạng:
+ Kết cấu bê tông để làm móng, dầm, cột,sàn
+ Công trình xây đập, xây kè
+ Các công trình dẫn nước
+ Làm mặt đường, sân bay, lát vỉa hè…
+ Công trình có kết cấu bao che
Quy trình sản xuất bê tông siêu nhẹ
Quy trình sản xuất bê tông siêu nhẹ trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Ở giai đoạn thứ nhất, các nguyên liệu cần chuẩn bị để sản xuất bê tông tạo bột gồm: xi măng PCB 40, cát, nước, chất tạo rỗng (bọt), và chất phụ gia tạo dẻo.
Cát: chọn loại cát mịn, kích thước hạt < 1,0 mm.
Nước: phải là nước sạch có độ pH 5-7.
Bọt: nên sử dụng các loại có tính chất hoạt động bề mặt trung tính vào mục đích tạo bọt cho cấu trúc vật liệu.
Chất phụ gia tạo dẻo: để nhanh chóng có thể sử dụng các chất phụ gia của ngành bê tông có sẵn trên thị trường. Ngoài ra, có thể chọn cách pha 20 – 30% tro bay để tăng độ dẻo quánh, đồng thời tránh thoát khí khi phối trộn.
Giai đoạn 2: Tiến hành cấp phối, pha trộn
Ở giai đoạn thứ hai, các bước chi tiết cần thực hiện như sau:
+ Tiến hành tạo hỗn hợp vữa gồm: chất kết dính, nước, vữa cát, phụ gia được trộn theo tỷ lệ cấp phối tính toán trước.
+ Tiến hành chế tạo bọt: cần trộn hóa chất tạo bọt với một lượng nước được xác định sẵn của nhà sản xuất chất tạo bọt. Khả năng tạo bọt của chất tạo bọt quyết định lượng bọt tạo ra. Thông thường mỗi lít hóa chất tạo bọt có thể tạo ra từ 700 – 1200 lít bọt. Sử dụng máy trộn vữa và chất tạo bọt vừa thu được để tạo ra hỗn hợp vữa bọt. Cấu trúc rỗng và sự đồng nhất trên khối thể tích được hình thành nhờ mức độ xen kẽ giữa vữa và các bọt.
+ Yêu cầu của hỗn hợp vữa bọt: có tính chảy tốt, có khả năng tự chảy, chiếm đầy thể tích mà không cần gia công, rung dầm.
Sau đó, tiến hành rót hỗn hợp vữa bọt vào các khuôn định hình.
Giai đoạn 3: Tiến hành dưỡng tính, bão dưỡng
Ở giai đoạn thứ ba, các khuôn định hình thu được từ gia đoạn 2 sẽ được lần lượt dưỡng tính, và bảo dưỡng. Quá trình này gồm 2 giai đoạn
+ Dưỡng tính: Hỗn hợp sau khi được trộn đều có tính chảy tốt, cường độ thấp, cấu trúc yếu, dễ vỡ. Cấu trúc ở giai đoạn này chủ yếu dựa trên cường độ của các bọt, trong khoảng thời gian từ 2-3 giờ. Sau khoảng thời gian này, hỗn hợp vữa phát triển cường độ giữ vững được cấu trúc hỗn hợp. Bọt bị vữa hút nước và để lại các lỗ rỗng xốp.
+ Bảo dưỡng : Quy trình bảo dưỡng bê tông bọt có thể tuân theo quy trình bảo dưỡng của bê tông thông thường, cung cấp và đảm bảo lượng nước bề mặt của khối hỗn hợp trong thời gian bảo dưỡng để đảm bảo cường độ phát triển tốt.
Giai đoạn 4 : Kiểm tra thành phẩm
Cuối cùng là giai đoạn kiểm tra thành phẩm bê tông tạo bọt thu được.
Kiểm tra về hình thức, các khối bê tông này sẽ được sắp xếp vào các khuôn, panel, kiện theo yêu cầu khách hàng để vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Chất lượng bê tông siêu nhẹ cần đạt được các thông số như sau:
+ Cường độ nén: 3 – 4 Mpa
+ Khối lượng khô: 700 – 850kg/m3
+ Kích thước: 400x200x100mm
+ Độ hút nước: 20% – 30%, không thẩm thấu xuyên do các lỗ rỗng tạo kín.
Có nên xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ ?
Nhiều khách hàng đang có nhu cầu xây dựng nhà ở đang tìm hiểu về vật liệu xây dựng. Và câu hỏi đặt ra là có nên sử dụng bê tông siêu nhẹ để xây nhà?
Bê tông siêu nhẹ có khả năng kết hợp tốt với những vật liệu xây dựng khác. Thành phần chính là bọt khí, xi măng trộn cùng với nước. Vì vậy mà bê tông siêu nhẹ có thể được khuôn đúc dễ dàng. Không cần dùng đầm để đổ vào khuôn. Bê tông siêu nhẹ cũng có khả năng chịu nước, chịu lạnh cao. Nên được ưa chuộng trong các loại công trình từ nhỏ đến lớn.
Bê tông siêu nhẹ là một trong những vật liệu xây dựng phù hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Bê tông siêu nhẹ giúp cho các gia chủ gia tăng hiệu quả xây dựng. Ngoài ra, khi sử dụng bê tông siêu nhẹ, thời gian thi công cũngđược rút ngắn đáng kể. Quá trình thi công không đòi hỏi nhân lực có tay nghề cao. Do đó, chi phí xây dựng cũng không phải là gánh nặng.
Với những ưu điểm kể trên, bê tông siêu nhẹ đang được sử dụng rất phổ biến trong các công trình. Cùng với đó là sự phát triển của ngành xây dựng, bê tông tươi cũng là một sản phẩm mà nhiều khách hàng quan tâm. Những loại vật liệu xây dựng này đang giúp cho việc xây dựng công trình của con người trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.