Hotline : 0999999999
Email : google@gmail.com
màu trắng sứ
06
Th1

Nên lựa chọn sơn tường màu gì sáng nhà, cho cảm giác rộng hơn?

Sơn tường màu gì sáng nhà, cho cảm giác rộng hơn? Là câu hỏi của rất nhiều gia đình hiện nay. Vì với những không gian chật  chội, nếu không khéo léo và tinh tế khi chọn màu sơn. Thì không gian sẽ càng trật trội và tạo cảm giác khó chịu. Vậy hãy cùng chuyên gia Kiến Trúc của chúng tôi lựa chọn màu sơn – giúp cho ngôi nhà cảm giác rộng hơn, sáng sủa và tươi mới hơn nhé!

Chọn sơn tường màu gì sáng nhà?

Lựa chọn màu sắc phù hợp cho mỗi căn phòng sẽ góp phần làm giảm những nhược điểm, cũng như tô đậm được nét đặc trưng của không gian đó. Ngoài ra sơn phải đảm bảo yếu tố chống thấm nhằm bảo vệ tốt nhất ngôi nhà của bạn.

Sau đây là một số gợi ý của chúng tôi về lựa chọn các màu sơn tạo cảm giác sáng nhà. 

1/ Sơn tường màu ghi sáng

Màu ghi sáng là màu sắc sơn được dùng rất phổ biến. Sơn màu ghi được tạo ra, bằng cách trộn giữa hai màu trắng và đen theo tỷ lệ khác nhau.

Màu ghi là màu sắc rất linh hoạt, là màu trung tính nên rất dễ pha trộn và kết hợp với các màu sắc khác. Mang lại cảm giác rộng rãi, nhẹ nhàng nhưng lại ấm cúng, sang trọng,… nên màu sơn này được đông đảo nhiều người lựa chọn.

Nếu sơn màu trắng thể hiện cho sự thuần khiết, tỏa sáng, nhẹ nhàng và tinh tế. Thì khi kết hợp với sơn màu ghi, sẽ làm hài hòa bởi sự trầm ấm của nó. Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn biết kết hợp giữa sơn màu trắng và sơn màu ghi với nhau.

sơn tường màu gì sáng nhà

 

Tuy nhiên, nếu sử dụng sơn màu ghi quá nhiều trong tổng thể không gian. Lại dễ dàng gây ra cảm giác u buồn, lặng lẽ, tẻ nhạt. Chính vì thế, trong khi kết hợp, bạn phải thật khéo léo.

2/ Sơn tường màu trắng sứ

Màu trắng mang lại cho ta hiệu ứng rất tốt về thị giác, tức là ta có cảm giác không gian thêm rộng mở nhiều hơn. Ví dụ một căn phòng có diện tích nhỏ, nhưng nếu ta sơn toàn bộ màu trắng thì gần như ta không biết diện tích thật của căn phòng là bao nhiêu, cảm giác phòng rộng hơn.

Màu trắng sứ là một dòng trong các màu sơn trắng được ưu chuộng nhất. Luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những gia chủ thích sự hiện đại, tinh tế, sang trọng.

Gram màu trắng sứ mang lại cảm giác sạch sẽ – tinh khiết, nhẹ nhàng,… Ngoài ra màu trắng sứ rất dễ kết hợp với những gram màu khác. Vì vậy bạn tha hồ kết hợp với những màu nột thất khác theo sở thích của riêng bạn.

màu trắng sứ

Mọi ngóc ngách trong gia đình đều mang lại sự sạch sẽ, thuần khiết, với màu trắng sứ.

3/ Sơn tường màu trắng kem sữa

Lựa chọn sơn nhà màu trắng kem sữa là một tốt cho những không gian chật hẹp. Màu đang rất thịnh hành trong vài năm nay. Được rất nhiều gia chủ lựa chọn.

Màu kem sữa thuộc tông màu lạnh, gam nhạt, với ánh sáng trắng,…. Luôn cho ta cảm giác ấn tượng về độ sáng tự nhiên.  Đây là gam màu bắt sáng, sơn tường nhà màu trắng kem sữa ngay lập tức kết hợp hài hòa với ánh sáng tự nhiên, để tạo nên trực quan mở rộng không gian một cách tối đa.

Giản dị, tinh tế nhưng không kém phần sang trọng, tạo cho không gian sự thoáng rộng. Dễ dàng kết hợp với nhiều vật dụng nội ngoại thất, rất dễ phối với đồ nội thất và dễ chọn màu nhấn. Vì vậy sơn tường nhà màu trắng kem sữa khẳng định vị thế trong thế giới màu sắc sơn tường

sơn tường màu gì sáng nhà

 

4/ Sơn tường màu vàng kem

Nếu bạn đã tìm hiểu về xu hướng sơn tường màu gì sáng nhà,… thì không thể thiếu màu vàng kem. Bởi nó được rất nhiều gia đình ưu chuộng, có mặt từ ngoại thất, phòng khách, phòng ngủ, đến cả phòng tắm,…

Gam màu vàng kem nhẹ nhàng, trang nhã, luôn tạo cảm giác dễ chịu, yên tĩnh và thư giãn nên phù hợp với mọi không gian như mặt tiền nhà, phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm hay hành lang. Màu vàng kem luôn mang lại cảm giác tươi mới, tỏa sáng cho mọi ngóc ngách trong căn nhà của bạn.

Gram màu vàng kem sáng sủa có thể kết hợp với đèn sáng tạo nên một không gian lung linh. Nội thất cũng rất dễ pha trộn ngay cả màu tối hay màu sáng đều đem lại cảm giác tươi mới, ấn tượng. Vì vậy bạn không quá lo lắng về vấn đề phối màu trong trang trí nội thất.

màu vàng kem

5/ Sơn tường màu xanh dương

Màu xanh dương cho sự mát mẻ – thoáng đãng và thanh khiết…. Màu được xem là sắc màu tuyệt vời của bầu trời và biển rộng. Sơn nhà với màu xanh dương mang đến cho bạn một không gian rộng rãi hơn, thoáng đãng và tự do.

Màu xanh dương là xu thế sơn nhà gần đây vì lý do vì màu xanh dương rất dễ phối đồ với các màu sơn khác và các đồ nội thất khác trong nhà. Rất thích hợp với những không gian phòng ngủ, bởi nơi đây cần sự yên bình và độc lập,…

sơn màu xanh dương

Ngoài ra màu sơn xanh dương nhạt là một gợi ý tuyệt vời cho những không gian phòng khách phong cách hiện đại. Đem lại sự hài hòa, tinh tế và cực kỳ sang trọng. Các gam màu có thể kết hợp với xanh dương nhạt là màu trắng của sofa, tường sơn và trần nhà, bàn kính thủy tinh trong suốt hoặc các họa tiết lấp lánh của đèn trần.

6/ Sơn tường màu hồng

Màu hồng là màu màu hỗn hợp giữa màu đỏ và trắng. Sơn tường màu hồng phấn với những sắc thái khác nhau. Sẽ đem đến vẻ đẹp đầy nữ tính cho căn phòng, tạo cho chủ nhân của căn phòng cảm giác vừa dịu dàng, tinh tế lại vừa lãng mạn, ngây thơ.

Chọn sơn tường trong nhà màu hồng phấn sẽ là tông màu nền vô cùng phù hợp. Để làm nổi bật những nội thất sử dụng màu sắc sáng chói. Gam màu hồng phấn sẽ làm dịu đi sự chói mắt của những món đồ nội thất màu nhũ vàng, nê-ông, màu xanh của lá,… Làm cho căn phòng trở nên tươi mát và rạng rỡ hơn.

Màu hồng được phái nữ yêu chuộng trong việc trang trí nội thất phòng ngủ. Căn phòng ngủ màu hồng sẽ đem lại cho bạn một không gian sạch sẽ, tinh tế, trang nhã và khá ngọt ngào. Bất kỳ ai bước vào căn phòng này cũng sẽ cảm nhạn được sư thân thiện, ấm áp.

sơn tường màu gì sáng nhà

Nhất là phòng cho bé yêu của bạn. Những căn phòng ngủ nhỏ rất xinh xắn cho một bé gái. Khi mới bước vào vào ngay lập tức sẽ mang lại cảm giác ngọt ngào, ngây thơ, trẻ trung,… Đồng thời thể hiện sự quan tâm, tình yêu của cha mẹ đối với con yêu gái của mình.

Mệnh gia chủ nên chọn sơn màu gì cho sáng?

Màu sắc có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ, cân bằng và điều hòa các yếu tốt về phong thủy. Và hơn nữa với những ngôi nhà nhỏ thì chọn sơn tường màu gì sáng nhà – đồng thời phù hợp với mệnh gia chủ. Sau đây là một số gợi ý của chúng tôi:

1/ Mệnh kim

Gia chủ mệnh kim thì phù hợp với màu vàng, màu trắng và màu sáng. Khắc với các màu đỏ và hồng.

– Màu xám bạc mang đến vẻ đẹp tính tế rõ nét. Màu trắng là màu bản mệnh của mệnh Kim nên sẽ giúp khơi dậy những nguồn năng lượng trong phong thủy của mệnh này. Ngoài ra màu vàng của Thổ tương sinh với Kim cũng giúp tài vận tốt lành.

màu mệnh kim

Vì vậy khi lựa chọn màu sơn cho gia chủ để phù hợp với bản mệnh và để cho ngôi nhà trở nên sáng hơn. Hãy lựa chọn màu màu trắng sứ, trắng kem sữa và màu vàng kem là ba màu phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn.

2/ Mệnh mộc

Các màu sắc phù hợp với mệnh mộc gồm: Màu đen, màu xanh dương, màu xanh dương nhạt, màu xanh lá cây. Màu sắc tương khắc với người mệnh mộc là màu vàng, nâu đất, trắng bạc.

Màu đen khiến người ta liên tưởng đến sự huyền bí, quyền lực và nghiêm trang. Xanh dương là màu của trời và biển – khiến ta cảm thấy thư giãn, nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi nhìn vào. Màu xanh lá tượng trưng cho sức sống dồi dào, mãnh liệt, trong lành và phát triển.

 

màu mệnh mộc

Để ngôi nhà trở nên sáng hơn khi chọn sơn màu cho người mệnh mộc. Thì chúng ta nên sử dụng tông màu xanh dương nhạt. Ngoài ra kết hợp với tông màu đen, xanh biển sẫm làm điểm nhấn.

3/ Mệnh thủy

Màu tương sinh đem lại may mắn cho người mệnh Thủy là màu đen, xanh thẫm và trắng. Màu tương khắc với mệnh thủy là màu đỏ, cam, tím, vàng, nâu, xanh lá cây.

Sắc đen thể hiện cho sự mạnh mẽ, quyết liệt cũng giống như tính cách của người mệnh Thủy. Cùng với đó là màu xanh biểu hiện cho sự tươi mới, sảng khoái. Màu trắng tinh khiết

 

màu mệnh thủy

 

Cũng tương tự như vậy, để ngôi nhà gia chủ mệnh Thủy trở lên sáng hơn. Hãy sử dụng tông màu trắng sứ, trắng bạch kim. Kết hợp với tông màu đen, xanh thẫm tại các điểm nhấn.

4/ Mệnh hỏa

Màu sắc phù hợp với người mệnh hỏa là: Màu đỏ, mà cam, màu tím nhạt, màu xanh lá cây. Màu kỵ với người mệnh hỏa là màu đen, xám, xanh biển thẫm.

Màu đỏ thuộc hành Hỏa bởi vậy nó được cho là sắc màu tương hợp với những người mệnh Hỏa. Màu cam mang đến sức sống tươi vui, phấn khởi, đại diện cho sự nỗ lựa, sáng tạo không ngừng.

 

 

màu mệnh hỏa

 

Gia chủ mệnh Hỏa nên sử dụng tông màu đỏ, hồng, tím, ngoài ra kết hợp với các màu xanh lá. Vậy để ngôi nhà trở lên sáng hơn thì bạn nên sử dụng tông màu hồng phấn là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.

5/ Mệnh thổ

Màu tương sinh với người mệnh Thổ là: Màu vàng nhạt, màu vàng nâu, màu đỏ, hồng cam, tím. Màu tương khắc với người mệnh thổ: Xanh lục đậm, xanh da trời.

Màu vàng tượng trưng cho nguồn năng lượng dồi dào, sức sống mãnh liệt và sự quyết tâm kiên trì. Sắc màu này giúp tinh thần ta thoải mái, thư giãn hơn và nhẹ nhàng hơn. Màu vàng nâu gắn liền với đất, mang lại cho ta cảm giác bình yên, an toàn.

 

màu mệnh thổ

 

Chọn sơn cho gia chủ mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng nhạt, màu vàng kem sẽ giúp cho căn nhà trở lên sáng hơn và rộng hơn. Rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp.

sơn tường màu gì sáng nhà

 

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia Kiến trúc của chúng tôi khi lựa chọn màu sơn nhà. Để ngôi nhà trở nên sáng hơn, có cảm giác rộng rãi hơn. Đồng thời khi bạn tiến hành sơn nhà bạn cũng cần chú ý cách sơn tường nhà  – Đảm bảo yếu tố đúng kỹ thuật, an toàn, lạ, đẹp cho ngôi nhà thân yêu của bạn nhé!

THAM KHẢO : BÁO GIÁ THI CÔNG SƠN TƯỜNG

phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển
06
Th11

Tổng hợp phong cách thiết kế nội thất khác nhau cho ngôi nhà của bạn 2019

Thiết kế nội thất là một phạm trù đa dạng mà chúng ta rất khó có thể nắm bắt hết với vô vàn những ý tưởng, phong cách khác biệt. Ở đó, mỗi một gợi ý đưa ra lại có những dấu ấn đặc trưng riêng làm toát lên phong thái mà nó hướng đến. Ngày hôm nay, chúng ta cùng tham khảo các phong cách thiết kế nội thất đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Để từ đó nhận định xem đâu là xu hướng và đâu là lựa chọn tối ưu nhất dành cho từng trường hợp cụ thể.

Tổng hợp các phong cách thiết kế nội thất khác nhau cho ngôi nhà 2019

phong cách thiết kế nội thất minimalism

Phong cách tối giản MINIMALISM

Dấu ấn đặc trưng của phong cách này chính là triệt để loại bỏ những chi tiết thừa thãi. Thường thì phong cách MINIMALISM sẽ lựa chọn những đường nét đơn giản, tinh tế kết hợp với đồ dùng nội thất nhẹ nhàng, gọn gàng. Màu sắc chủ đạo hay được cân nhắc là các màu trung tính nhã nhặn. Và tôn chỉ áp dụng trong phong cách này chính là không dùng quá 3 tông màu trong một không gian. Đồ đạc trang trí, trưng bày và đồ nội thất thường thiết kế theo dạng khối hình học sắc nét để mang đến cho nội thất sự tinh giản nhất có thể. Đơn giản nhưng không đơn điệu. MINIMALISM vẫn luôn được xem là gợi ý hoàn hảo cho những ai yêu thích một không gian nhẹ nhàng, gần gũi.

phong cách thiết kế cổ điển

Thiết kế nội thất phong cách cổ điển CLASSIC style

Vẫn luôn được xem là một trong các phong các thiết kế nội thất được yêu thích nhất trên thế giới. Vẻ đẹp của kết cấu cổ điển với sự cầu kỳ, hoàn hảo mang đến sự say mê cho không ít người. Không sắc nét, gai góc như các phong cách tối giản hiện đại. Chuẩn mực của CLASSIC STYLE đến từ những đường cong mềm mại, những họa tiết tinh tế toát lên vẻ cao quý. Đi cùng đó là gam màu nhã nhặn, sang trọng mang hơi hướng hoàng gia. Phong cách này thường được áp dụng cho các không gian căn hộ, biệt thự cao cấp hay thiết kế nội thất phòng ngủ xa hoa.

phong cách thiết kế nội thất rustic

Phong cách RUSTIC

Thiết kế nội thất theo phong cách RUSTIC là kiểu hình kiến trúc hòa nhập với thiên nhiên. Điểm nhấn của phong cách này là những đồ đạc mang đậm vẻ mộc mạc, đơn sơ. Đó có thể là những bức tường gạch thô hay những cột trụ bằng gỗ mộc. Nhẹ nhàng, trang nhã mà bình dị. Đây là hẳn là gợi ý không tồi cho một ngôi nhà dành cho những ai yêu thiên nhiên cây cỏ.

phong cách thiết kế nội thất retro

Phong cách thiết kế nội thất RETRO

RETRO là một gợi ý đến từ các phong cách thiết kế nội thất mang hơi hướng thập niên 50, 60 của thế kỷ trước. Dấu ấn của một không gian ngôi nhà RETRO STYLE là màu sắc vui nhộn, nổi bật vô cùng ấn tượng.

phong cách thiêt kế nội thất MAVERICK

Thiết kế nội thất theo phong cách MAVERICK

Phá bỏ mọi giới hạn rào cản, thỏa sức sáng tạo. Đó chính là tuyên ngôn của MAVERICK STYLE. Với phong cách này, bạn có thể thoải mái đưa ra những ý tưởng cho căn nhà của mình mà không cần tuân theo bất cứ quy tắc nào. Điểm đặc trưng của MAVERICK là những kết cấu chồng chéo, phối màu ngẫu nhiên, lạ mắt. Nếu bạn ao ước một không gian sống mới mẻ, trẻ trung. Đây hẳn là gợi ý lý tưởng dành cho bạn.

phong cách thiết kế nội thất hiện đại

Thiết kế nội thất theo phong cách hiện đại

Thiết kế nội thất phòng ngủ, thiết kế nội thất phòng khách,… theo phong cách hiện đạo là một trong những xu hướng được đông đảo mọi người lựa chọn. Đặc trưng của nó là việc lựa chọn những chi tiết, kết cấu đơn giản, tinh tế. Hiện nay, các căn hộ thiết kế theo phong cách này thường kết hợp với nội thất thông minh để mang đến một không gian sống đẹp và tiện nghi nhất.

phong cách thiết kế nội thất hitech

Xem thêm: Thiết kế nội thất chung cư phong cách hiện đại – Xu hướng 2018

Phong cách thiết kế nội thất HITECH

Đây là phong cách chú trọng lựa chọn những chất liệu kim loại sáng bóng hay kính để tạo nét độc đáo, ấn tượng. Tối giản, ít chi tiết với thiết kế mới mẻ sáng tạo. Đây hẳn cũng là gợi ý rất đáng cân nhắc đúng không nào?

phong cách thiết kế nội thất đồng quê

Thiết kế nội thất phong cách đồng quê ELEGANT COUNTRY STYLE

ELEGANT COUNTRY STYLE là phong cách chịu ảnh hưởng lớn từ những quốc gia phương Tây như Mỹ, Pháp, Anh,… Đặc điểm của thiết kế này đến từ họa tiết thanh lịch mang vẻ đẹp nhẹ nhàng và lãng mạn. Gam màu chủ đạo thường được lựa chọn là màu pastel ngọt ngọt, dịu nhẹ. Với những dấu ấn này, có thể nói ELEGANT COUNTRY hẳn là ý tưởng tuyệt vời cho những ai mang tâm hồn bay bổng.

phong cách thiết kế nội thất bắc âu

Thiết kế nội thất phong cách Bắc Âu SCANDINAVIAN

Mặc dù là xu hướng mới du nhập nhưng có thể nói, SCANDINAVIAN hiện đang là một trong số các phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất hiện nay. Với điểm nhấn đến từ việc thể hiện sự sang trọng, tinh tế thông qua các gam màu trung tính thanh lịch như xám, nâu hay màu kem. Đi cùng đó là sự tiết chế trong thiết kế đường nét đơn giản nhưng không hề đơn điệu. Trái lại, mặc dù mang hơi hướng Bắc Âu song lại rất gần gũi, giản dị. Nếu bạn muốn một không gian sống thoáng đãng, SCANDINAVIAN chắc hẳn là gợi ý rất đáng cân nhắc. Với phong cách này, bạn có thể áp dụng trong thiết kế tổng thể tất cả các không gian của căn hộ. Từ thiết kế phòng khách, phòng bếp cho đến thiết kế nội thất phòng ngủ.

phong cách thiết kế nội thất đương đại

Phong cách đương đại

Sử dụng những thành phần kiến trúc cơ bản đơn giản thường là các đường nét, mảng, và khối để tạo nên không gian nội thất ấn tượng. Các chi tiết rườm rà hay hoa văn cầu kỳ sẽ bị lược bỏ. Gam màu phổ biến cho phong cách này là các tông vui nhộn đi cùng những bức tranh trang trí theo trường phái ấn tượng, tân tiến. Đây là gợi ý dành cho những ai yêu thích không gian phóng khoáng, trẻ trung.

phong cách thiết kế nội thất á đông

Thiết kế nội thất phong cách Á Đông

Mang theo hơi hướng của các nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc. Phong cách Á Đông gần gũi, giản đơn được xem là lựa chọn hàng đầu cho những không gian nội thất ấm cúng dành cho các gia đình. Điểm ấn tượng nhất của phong cách này đó là sự hài hòa về chất liệu và màu sắc được lựa chọn. Thông thường, chúng ta sẽ bắt gặp các chất liệu làm từ gỗ với những gam màu trang trí mộc mạc như màu nâu trầm, màu xanh dịu mát, màu đỏ sẫm hoặc màu vàng,…

phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển

Phong cách tân cổ điển

Với sự pha trộn giữa 2 trường phái kinh điển: cổ điển và hiện đại. Có thể nói, phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển là một bản giao hưởng hoàn hảo nhất. Được xem như một cách làm mới chính mình. Phong cách tân cổ điển mang đến một cách nhìn khác lạ cho những chi tiết truyền thống. Vừa bảo tồn giá trị cũ lại vừa sáng tạo ra những dấu ấn mới. Sự độc đáo của xu hướng thiết kế này đủ khiến chúng ta thấy hài lòng đúng không?

Tóm lại

Trên đây là tổng hợp các phong cách thiết kế nội thất khác nhau có thể áp dụng cho nhiều hạng mục đang được ưa chuộng nhất 2019. Từ cổ điển đến hiện đại, từ đơn giản đến cầu kỳ,… Hẳn là có rất nhiều ý tưởng bạn có thể tìm thấy với những thông tin được chia sẻ. Vậy với bạn, đâu sẽ là lựa chọn khiến bạn hài lòng nhất?

31
Th5

Bạn đan mê cơ khí? Bạn có biết các loại thép dùng trong cơ khí chưa?

Ngành gia công cơ khí được biết đến là ngành kỹ thuật vô cùng quan trọng hiện nay. Khi quá trình lao động sản xuất đều vận hành bằng máy móc, tự động hóa, cơ giới hóa ngày càng cao. Thép chế tạo cơ khí là một trong những vật liệu dùng trong công nghiệp gia công cơ khí. Như chế tạo  máy, đinh ốc  vít, khuôn rèn, mũi khoan… Vậy các loại thép dùng trong cơ khí là gì? chúng ta cùng đi tìm hiểu về nó nhé!

Tìm hiểu về chung các loại thép dùng trong cơ khí

1/ Tiêu chuẩn thép trong cơ khí

Thép dùng trong cơ khí là sản phẩm được sử dụng rộng dãi và có ứng dụng rất lớn trong đời sống. Một sản phẩm thép chất lượng để đem vào sản xuất là phải đạt được một trong số những tiêu chuẩn sau đây:

  • Độ cứng, đàn hồi nhất định: Đây là tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên cần đạt được. Độ cứng, độ đàn hồi phải đáp ứng được nhu cầu chế tạo cần thiết cho sản phẩm. .
  • Độ bóng: Sản phẩm thép trong cơ khí phải có độ bóng nhẵn mịn, không bị phồng rộp, han rỉ hay rỗ. Đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi gia công đạt chất lượng tốt nhất. Về độ bóng, mịn và độ chống oxy hóa cao nhất.
  • Đa dạng về chủng loại, kích thước đáp ứng nhiều mục đích chế tạo cơ khí khác nhau.

các loại thép dùng trong cơ khí

 

2/ Quy trình sản xuất thép chế tạo cơ khí

Thép được tinh luyện qua một quy trình sản xuất thép phức tạp đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ cao:
– Đầu tiên là làm tan chảy các nguyên liệu, phụ gia
– Chuyển đến lò oxy để tạo ra các loại thép không gỉ
– Pha thêm kim loại để tạo thành các phôi thép
– Sau đó phôi tiếp tục nung chảy tạo hình thành sản phẩm thép chế tạo cơ khí.
quy trình sản xuất phôi thép

Phân loại về các loại thép dùng trong cơ khí

1/ Phân loại theo thành phần hóa học

Chúng ta biết rằng thép chính là hợp kim giữa sắt và cacbon. Với thành phần cacbon ko vượt quá 2,14 %. Ngoài ra trong thành phần của thép còn có các kim loại khác như magan, kẽm, lưu huỳnh, phôtpho,…

Với hàm lượng: C < 2,14%, Mn ≤ 0,8%, Si ≤ 0,4 %, P ≤ 0,05%, S ≤ 0,05%. Ngoài ra có thể có một lượng nhỏ các nguyên tố Cr, Ni, Cu(≤ 0,2 %),W, Mo, Ti (≤ 0,1%).

Vì vậy theo cách phân loại theo thành phần hóa học chúng ta chia thép thành: Thép cacbon và thép hợp kim.

a/ Thép cacbon:

Cacbon: là nguyên tố quan trọng nhất, quyết định tổ chức, tính chất và công dụng của thép. Thép cacbon chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng thép khoảng 80% – 90 %.

C sẽ làm giảm độ dẻo và độ dai va đập. Khi %C tăng trong khoảng 0,8 – 1% thì độ bền và độ cứng cao nhất nhưng khi vượt qua 1% thì độ bền và độ cứng bắt đầu giảm.

Theo %C có thể chia thép làm 4 nhóm có cơ tính và công dụng khác nhau:

–  Thép cacbon thấp  (%C ≤ 0,25%): dẻo, dai nhưng có độ bền và độ cứng thấp.

–  Thép cacbon trung bình (%C từ 0,3 – 0,5%): chi tiết máy chịu tải trọng tĩnh và va đập cao.

–  Thép cacbon tương đối cao (%C từ 0,55 – 0,65%): có tính đàn hồi cao, dùng làm lò xo.

– Thép cacbon cao (%C ≥ 0,7%): có độ cứng cao nên được dùng làm dụng cụ đo, dao cắt, khuôn dập.

thép cacbon

b/ Thép hợp kim

Thép hợp kim có độ bền cao hơn hẳn thép cacbon, nhất là sau khi tôi và ram. Đối với thép hợp kim thì có thể phân loại thành các loại sau:

– Hợp kim thấp: Thành phần các nguyên tố hợp kim trong thép không vượt quá 2,5 %

– Hợp kim trung bình: Thành phần các nguyên tố hợp kim trong thép chiếm từ 2,5 đến 10 %

– Hợp kim cao: Thành phần các nguyên tố hợp kim trong thép cao hơn 10 %

Các nguyên tố: Mn và Si là các tạp chất có lợi, có công dụng khử ôxy.

Ngược lại các nguyên tố: P, S là các tạp chất có hại, làm giảm cơ tính của thép. Ảnh hưởng tới chất lượng và phân loại thép.

thép hợp kim

 

2/ Phân loại theo công dụng

Các loại thép dùng trong cơ khí chủ yếu là thép hợp kim. Theo công dụng cụ thể có thể chia hợp kim thành các nhóm sau:

a/ Thép hợp kim kết cấu:

Là loại thép trên cơ sở thép kết cấu cho thêm vào các nguyên tố hợp kim. Loại này có hàm lượng cacbon khoảng 0,1 – 0,85% và lượng phần trăm của nguyên tố hợp kim thấp.

Loại thép này được dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng cao. Cần độ cứng, độ chịu mài mòn, hoặc cần tính đàn hồi cao…

Theo TCVN ký hiệu thép cacbon kết cấu là chữ C, sau chữ C ghi chỉ số hàm lượng cacbon của thép như: C20, C45, C65…

Ví dụ: C45 trong đó chữ C ký hiệu thép cacbon, 45 chỉ phần vạn cacbon trung bình ( tương đương với 0,45%C).

Ký hiệu theo tiêu chuẩn của các nước:

–        Nga (ГOCT): Ký hiệu xx trong đó xx là số chỉ phần vạn C. Ví dụ mác 40 có 0,4%C.

–        Mỹ (AISI/SAE):  Ký hiệu 10xx trong đó xx là số chỉ phần vạn C. Ví dụ mác 1045 có 0,45%C.

–        Nhật (JIS): Ký hiệu SxxC trong đó xx là các số chỉ phần vạn C. Ví dụ mác S45C có 0,45%C.

thép kết cấu

b/ Thép hợp kim dụng cụ

Là thép có độ cứng cao sau khi nhiệt luyện, độ chịu nhiệt và độ chịu mài mòn cao. Hàm lượng cacbon trong hợp kim dụng cụ từ 0,7 – 1,4%, các nguyên tố hợp kim cho vào là Cr, W, Si, Mn. Hàm lượng tạp chất S và P thấp (< 0,025%).

Thép hợp kim dụng cụ tuy có độ cứng cao khi nhiệt luyện nhưng chịu nhiệt thấp nên chỉ dùng làm các dụng cụ như: đục, dũa, dụng cụ đo hay các loại khuôn dập.

heo TCVN ký hiệu thép cacbon dụng cụ là chữ CD, sau chữ CD ghi chỉ số hàm lượng cacbon của thép theo phần vạn như: CD70, CD80, CD100.

Ví dụ: CD100 – chữ CD ký hiệu thép cacbon dụng cụ, 100 chỉ phần vạn cacbon trung bình (tương đương với 1%C).

 Ký hiệu theo tiêu chuẩn của các nước:

–        Nga (ГOCT): Ký hiệu Yxx trong đó xx là số chỉ phần nghìn C. Ví dụ mác Y12 có 1,2%C.

–        Mỹ (AISI):  Ký hiệu Wxxx trong đó xxx là số thứ tự. Ví dụ W110.

–        Nhật (JIS): Ký hiệu SKx trong đó x là số thứ tự từ 1 đến 7.

 

thép dụng cụ

c/ Thép gió

Là một dạng thép hợp kim đặc biệt để làm dụng cụ cắt gọt và các chi tiết máy có yêu cầu cao.

Trong tổ chức của thép gió có các nguyên tố sắt, cacbon, crom, vonfram, coban, vanadi.

Thép gió có độ cứng cao, bền, chịu mài mòn và chịu nhiệt đến 6500C. Trong thép gió có hàm lượng các nguyên tố hợp kim như sau: 8,5 – 19% W, 0,7 – 1,4% C, 3,8 – 4,4% Cr, 1 – 2,6% V và một lượng nhỏ Mo hay Co.

Những mác thép gió thường dùng theo TCVN có 90W9V2, 75W18V, 140W9V5, 90W18V2.

Ký hiệu theo tiêu chuẩn của các nước:

–   Nga (ГOCT): tương tự như TCVN.

–   Mỹ (AISI):  Ký hiệu một chữ cái M (thép gió môlipđen) hoặc T (thép gió vonfram) và số thứ tự theo sau.

Ví dụ: T1 là thép gió vonfram tương đương với mác 80W18Cr4V của Việt Nam.

–   Nhật (JIS): Ký hiệu SKHx, trong đó x là số thứ tự.

Ví dụ: SKH2 là thép gió vonfram tương đương với mác 80W18Cr4V Việt Nam.

thép gió

d/ Thép không rỉ

Là loại thép có khả năng chống ăn mòn tốt. Trong thép không rỉ, hàm lượng crom khá cao (>12%). Theo tổ chức tế vi, thép không rỉ được chia thành bốn loại là austenit, ferit, austenit-ferit, mactenxit. Tùy theo mức độ chống rỉ mà chúng được sử dụng trong các môi trường khác nhau như nước biển, hóa chất.

Một số mác thép không rỉ ký hiệu theo TCVN 12Cr13, 20Cr13, 30Cr13, 12Cr18Ni9.

Ký hiệu theo tiêu chuẩn của các nước:

–   Nga (ГOCT): tương tự như TCVN.

–   Mỹ (AISI):  ký hiệu gồm 3 số xxx, trong đó 2xx và 3xx là thép austenit, 4xx là thép ferit, 4xx và 5xx là thép mactenxit.

Ví dụ: 304 là thép không rỉ tương đương với mác 8Cr18Ni10 của Việt Nam.

–   Nhật (JIS): ký hiệu SUSxxx, trong đó xxx lấy theo AISI.

Ví dụ: SUS304 là thép không rỉ tương đương với mác 304 của Mỹ hoặc mác 8Cr18Ni10 của Việt Nam.

thép không rỉ

 

Một số loại thép dùng trong chế tạo cơ khí

1/ Thép cacbon kết cấu chế tạo máy

  • THÉP TRÒN ĐẶC SS400
  • SNCM439 NIPPON STEEL
  • THÉP 45C, S45C, C45 PHI 3
  • THÉP 45C, S45C, C45 PHI 3
  • THÉP 40X – 40X STEEL
  • THÉP 55C, S55C – 55C, S55C STEEL……

Các loại thép này đều là dòng thép hợp kim với: Độ bền tốt, dẻo dai, chịu mài mòn chịu tải trọng tốt nhất. Chất lượng tốt đáp ứng tiêu chuẩn chế tạo: Làm trục máy, chi tiết trục cán, trục vít, chi tiết bánh răng, chi tiết máy chịu mài mòn …

thép chế tạo cơ khí

2/ Thép gió – thép dao công cụ

  • THÉP GIÓ PHI TRÒN ĐẶC M42, SKH59
  • THÉP GIÓ TẤM M42, SKH59
  • THÉP GIÓ M42, SKH59
  • THÉP GIÓ SKH51
  • SKH55 / M35 STEEL, THÉP SKH55, THÉP M35

Các ưu điểm vượt trội của đồng thép gió như độ chống mài mòn và dẻo dai. Ứng dụng làm dao công cụ, lưỡi cưa, khuôn rèn nguội…

thép gió

 

3/ Thép dùng làm khuôn nhựa

  • THÉP LÀM KHUÔN NHỰA – THÉP FDAC – FDAC STEEL
  • THÉP HPM-MAGIC – HPM-MAGIC STEEL
  • G-STAR / HPM77 STEEL, THÉP G-STAR / HPM77
  • STAVAX / STAR STEEL, THÉP STAVAX / STAR
  • NAK80 / CENA1 STEEL, THÉP NAK80 / CENA1
  • 2083 STEEL, THÉP 2083 KHÔNG CÓ ĐỘ CỨNG

Các loại thép này thường dễ gia công, khả năng chống gỉ cao. Chi phí bảo trì khuôn thấp, khả năng đánh bóng tốt. Khả năng chống mài mòn cao. Khả năng gia công dễ dàng, độ cứng đồng nhất mọi kích thước.

Ứng dụng: làm lõi khuôn, làm khuôn nhựa. Làm khuôn độ bóng cao, chế tạo khuôn mẫu, chế tạo máy…

 

 

thép làm khuôn nhựa

 

4/ Thép dùng làm khuôn đập nguội

  • THÉP TẤM SKD11 NIPPON NHẬT BẢN
  • THÉP SKD11 DÀY 8 LI
  • THÉP SDK11 HITACHI
  • THÉP SK4 – SK4 STEEL
  • SLD-MAGIC STEEL, THÉP SLD-MAGIC

Các loại thép với độ chống mài mòn cao, dễ gia công, độ thấm tôi tốt…

Ứng dụng làm khuôn dập nguội, trục cán hình, các chi tiết chịu mài mòn cao.

thép làm khuôn dập nguội

5/ Thép dùng làm khuôn dập nóng

  • THÉP SKD61 HITACHI
  • THÉP FDAC – FDAC STEEL THÉP LÀM KHUÔN DẬP NÓNG
  • THÉP SKD61 – THÉP DÙNG LÀM KHUÔN DẬP NÓNG
  • THÉP SKD62 – SKD62 STEEL
  • THÉP SKT4 – SKT4 STEEL
  • THÉP SKD61 CẢI TIẾN – DAC55

Với ưu điểm độ bền nhiệt cao, độ dai va đập được cân bằng tốt. Khả năng gia công cơ tốt, biến dạng rất ít sau khi nhiệt luyện. Để cho khuôn tốt hơn thì ram ít nhất 2 lần.
Được sử dụng rộng rãi cho khuôn đúc, khuôn dập nóng

thép làm khuôn dập nóng

Ngoài những loại thép dùng trong ngành cơ khí nói trên. Thép ngày nay còn được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lãnh vực nhất là ngành xây dựng. Như xây dựng nhà xưởng, nhà dân dụng…. Bạn có thể tham khảo đầy đủ về các loại thép hình

Trên đây là những chia sẻ về ứng dụng của thép dùng trong chế tạo cơ khí. Hi vọng bài viết giúp các bạn có thêm kiến thức về thép – một loại vật liệu sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay…

 

 

05
Th5

Tổ chức ngoại khóa tại chùa Tây Phương

Đình, chùa là một trong những hạng mục ADkientruc thiết kế. Mỗi tuần, ADkientruc tổ chức cho nhóm KTS và các CBNV quan tâm tới tham quan, trao đổi tại một đình, chùa…
Chùa Tây Phương là một điểm nhóm KTS ADkientruc đến tham quan, học hỏi và cùng trao đổi kiến thức. Đi cùng đoàn là các vị cao lão của địa phương, các bạn khoa lịch sử trường KHXH&NV, và một số bạn bè quan tâm tới kiến trúc và lịch sử chùa chiền.
Nói đến kiến trúc “đình – chùa ” không chỉ gói gọn trong 2 chữ “kiến trúc”, xoay quanh nó là sự biến thiên lịch sử, yếu tố tâm linh, văn hóa trong đó quan trọng nhất là yếu tố “thời đại”.
Chùa Tây Phương nằm trên núi Câu Lâu (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây). Với 237 bậc đá ong dẫn lên chùa. Chùa có tên chữ là Sùng Phúc Tự, làm từ thế kỷ thứ III, được sửa chữa nhiều lần và đến thời Tây Sơn, Nguyễn Quang Toản (1793 – 1802) mới mang tên Tây Phương cổ tự. Chùa xây theo kiểu tứ linh, mái ngói, mũi hài đặt ngói lót màu. Các đốc tường có cửa sổ tròn mang đặc trưng đạo phật. Trong chùa có 62 pho tượng tạc bằng gỗ, nghệ thuật điêu khắc vào bậc nhất nước ta. Các tác phẩm Tuyết Sơn, Kim Cương và 18 vị Phật tổ đã tạo nên thế giới quan phật giáo cho người Việt Nam và trở thành ấn tượng thẩm mỹ sâu đậm về nền nghệ thuật cổ.