Ngôi nhà “lá chắn” ở Singapore
Ngôi nhà nhỏ xinh có tên Sun Cap trên đảo Sentosa (Singapore) do các KTS Robin Tan, Cecil Chee và Sean Zheng – Công ty kiến trúc Wallflower Architecture + Design thiết kế và vừa được hoàn thành trong năm 2010.
Mặc dù trong quá trình thiết kế khu đất này không hề có dự án bất động sản nào đang phát triển xung quanh, tuy nhiên trong tương lai đây sẽ là khu dân cư đông đúc với các căn nhà nằm sát nhau và khoảng cách giữa các ngôi nhà chỉ rộng khoảng vài mét. Đảo Sentosa “thừa hưởng” sự oi bức của ánh nắng miền nhiệt đới với cường độ cao, nhưng với vị trí gần biển nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho những cơn gió mát di chuyển sâu vào đất liền thông qua hệ thống kênh rạch độc đáo có một không hai của khu vực này.
Phần lớn các ngôi nhà được xây dựng dọc theo các kênh rạch luôn được sở hữu những góc view đẹp nhất và việc thiết kế lại ngôi nhà có tên Sun Cap trên khu đất hình chữ nhật hẹp này cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
2 bức tường dày và cao 9 mét che chắn 2 bên hông nhà tạo nên một “tấm chắn” khá độc đáo
Để phù hợp với điều kiện khí hậu ở đây, Sun Cap đã được các KTS thiết kế 2 bức tường dày và cao 9 mét che chắn 2 bên hông nhà tạo nên một “tấm chắn” khá độc đáo, ngoài việc giúp cho không gian thoáng mát nó còn tăng thêm sự kín đáo đảm bảo tính riêng tư cho căn nhà.
Ngoài ra, các bức tường được xây cao ở hai bên kéo dài suốt chiều dài ngôi nhà và rất dày, đưa luồng gió mát thổi xuyên qua ngôi nhà thay vì chỉ xung quanh nó thông qua các lỗ không khí phưong đứng chia cắt bức tường ra thành các phần khác nhau. Các lỗ không khí này đồng thời giúp cho việc lọc ánh sáng chiếu vào căn nhà và làm dịu đi tác động của ánh nắng gay gắt chiếu vào, tạo nên không khí thoáng đãng và mát mẻ vào những ngày nóng bức. Các bức tường chạy song song nhưng không chạm vào phần mái chìa ra của căn nhà. Một khoảng không rộng 1 mét cho phép ánh sáng mặt trời chiếu sáng đến các cây xanh và thực vật trồng phía dưới đã làm mờ đi ranh giới cách biệt giữa bên trong và bên ngoài căn nhà.
Lúc này, bức tường kính không gắn kết với các bức tường bao quanh được thiết kế để dịch chuyển được, do vậy cảm giác về chiều sâu không gian không bị mất đi tại bức tường kính mà còn được nới rộng đến các bức tường cao bao quanh. Cảm nhận về chiều sâu không gian càng được tăng lên, thông qua việc các lỗ thông gió trên các bức tường để lộ ra quang cảnh thiên nhiên phía sau. Trên một mặt phẳng thẳng đứng, bề mặt nhám của bức tường thạch cao đã tiếp nhận ánh sáng và phân tán nó đến các không gian sinh hoạt phía bên trong ngôi nhà.
Ánh sáng luôn tràn ngập mọi không gian
Với góc view khá đẹp
Yên bình soi bóng xuống dòng kênh
Và lung linh khi đêm xuống
Có lẽ trải nghiệm về không gian ở nơi đây có thể được diễn tả tốt nhất như một vật thể được chứa đựng trong một chiếc nôi yêu thương của hai bàn tay rộng mở.