Quy trình thi công điện dân dụng
Việc thi công điện dân dụng trong nhà, cần theo 1 nguyên tắc. Nhằm đảm bảo thẩm mỹ cho căn nhà của bạn. Khi thi công cần phải tránh hiện tượng rò rỉ điện, nhằm an toàn cho người sử dụng. Vậy quy trình cụ thể như thế nào? Cần làm những gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Điện dân dụng là gì?
Trước khi tìm hiểu quy trình, thì việc biết được khái niệm điện dân dụng là gì cũng khá quan trọng đấy nhé.
Đối với mỗi một công trình xây dựng, thì đều phải lắp đặt hệ thống điện. Sau đó là sắm những đồ dùng tiện nghi liên quan tới điện như: bóng đèn, quạt, điều hòa, tủ lạnh,… Những hệ thống mạng điện đó, và các đồ dùng kể trên được hiểu nôm na là điện dân dụng.
Quy trình thi công điện dân dụng:
Một hệ thống điện dân dụng được coi là đầy đủ những hệ thống. Hệ thống điện âm tường, hệ thống ống điện âm sàn bê tông, hệ thống máng cáp. Hệ thống dây dẫn điện kết nối với các thiết bị điện, cuối cùng là tủ điện. Và một quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng đúng chuẩn sẽ được thực hiện như sau:
Lắp đặt hệ thống điện âm tường:
Khi lắp đặt hệ thống điện âm trần – âm tường. Bạn cần phải lựa chọn 1 vị trí phù hợp nhất đối với chiều cao, chiều dài, chiều rộng của hệ thống điện. Và dùng máy cắt, đánh dấu những vị trí đã định vụ. Rồi tiến hành thiết kế hệ thống điện, và đóng lưới tường theo các vị trí đánh dấu đó.
Lắp đặt hệ thống ống điện âm sàn bê tông:
Đến bước này, bạn cần phải có các hộp box trung gian. Các hộp này sẽ được đặt tại các vị trí phù hợp.
Rồi sau đó, dùng ống điện để kết nối các hộp box này lại. Đây là công đoạn tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn. Sau khi đã hoàn thiện, tiến hành đổ bê tông sàn. Lưu ý là không để ống điện bị bẹp hay bị biến dạng nhé.
Lắp đặt hệ thống máng cáp – cũng là 1 bước quan trọng trong quy trình thi công điện dân dụng:
Máng cáp là thiết bị dùng để dưa dẫn các đường cáp điện, cáp mạng. Bạn cũng cần định vị cao độ và xác định các vị trí lắp giá đỡ máng cáp.
Tiếp đó, lắp giá đỡ sao cho khoảng cách tầm 1,3 – 1,5m là vừa đẹp. Các máng cáp cần phải được kết nối đất bằng cáp đồng bọc PVC. Hoặc thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp.
Lắp đặt hệ thống dây dẫn điện:
Bây giờ tiến hành thông ống điện và kéo dây. Khi kéo dây thì trước hết, cần dùng dây nilong luồn vào trong ống điện. Và những dây điện cần được làm dấu theo màu và theo pha.
Kiểm tra dây và lắp điện:
Sau khi đã kéo dây điện rồi. Hãy kiểm tra xem nguồn điện có vấn đề gì không, đã được thông chưa? Mạch có chỗ nào bị chập không =)) Nếu không thấy có vấn đề gì, thì tiến hành kết nối dây với các thiết bị điện dân dụng.
Thiết kế tủ điện:
Tủ điện là nơi chứa các thiết bị bảo vệ điện, nhằm khi có sự cố xảy ra, bạn có thể kiểm tra và xử lý.
Hãy đảm bảo rằng vỏ tủ điện có độ cách điện an toàn. Và cuối cùng là kết nối tủ điện này với hệ thống điện nhà bạn bằng các đầu cáp ra vào của tủ.
THAM KHẢO : NÊN HAY KHÔNG NÊN THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN ÂM TƯỜNG?
Kiểm tra, nghiệm thu:
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thi công điện dân dụng. Nghe thì có vẻ không quan trọng, vì mọi thứ đã được làm hết ở bước trên rồi. Nhưng đừng chủ quan nhé, hãy kiểm tra kỹ thêm 1 lần nữa. Cũng vì sự an toàn cho bạn và gia đình thôi mà.