UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Vibex tỉ lệ 1/500 trên địa bàn hai xã Thụy Phương và Đông Ngạc
Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khu đô thị mới này khoảng 25,889ha, bao gồm cả đường quy hoạch xung quanh ô đất A2/09 nằm trong khu vực Bắc Cổ Nhuế – Chèm ở phía tây bắc trung tâm Thủ đô.
Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, ranh giới khu đô thị mới này được xác định phía bắc là đường quy hoạch bề rộng 40m, khu dân cư và cánh đồng xã Thụy Phương, các phía còn lại cũng đều tiếp giáp đường quy hoạch rộng từ 15,5 – 33m.
Để xây dựng khu đô thị này, Hà Nội phải điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết ô đất A2/09 (kể trên) từ đất công nghiệp thành đất phát triển đô thị, nhằm kiến tạo một khu đô thị mới hiện đại và đồng bộ các công trình kiến trúc, hạ tầng và dịch vụ, gắn kết với Quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực Bắc Cổ Nhuế – Chèm và các quy hoạch liên quan khác.
“Đề bài” khu đô thị Vibex này sau khi được duyệt sẽ giao cho Cty CP Bê-tông xây dựng Hà Nội tổ chức lập quy hoạch, với sự tư vấn của Cty CP Archipel. Cơ quan phê duyệt sẽ là UBND TP Hà Nội, sau khi Sở QH-KT đã thẩm định.
Thủ tướng vừa phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam hoạt động theo hình thức công ty mẹ – con
Đây là tập đoàn vốn nhà nước đầu tiên chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Vốn điều lệ của Tập đoàn là vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị và phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam sau khi được xác định lại.
Hội đồng quản trị Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước, có tối đa 9 thành viên do Thủ tướng bổ nhiệm.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: “Trong năm 2010, cả nước sẽ khởi công xây dựng 30 dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Dự kiến, chỉ riêng TP HCM và Hà Nội sẽ đưa ra thị trường khoảng 7.000 – 10.000 căn hộ cho người có thu nhập thấp”. Con số trên là không nhiều, tuy nhiên cũng đáp ứng được một phần về nhu cầu nhà ở cho người dân.
Bà Võ Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH SX-KD Hai Thành dự đoán: “Ước chừng lượng cung căn hộ tại TP HCM chỉ đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu và đặc biệt là phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập lại có lượng cầu là rất lớn”. Xuất phát từ nhu cầu trên, Công ty Hai Thành và Vinaconex Xuân Mai đặt ra mục tiêu đầu tư và phát triển các sản phẩm nhà ở dành cho người có thu nhập thấp với mức giá phù hợp.
Vừa qua, Công ty TNHH SX – KD Hai Thành và Tổng công ty CP Bê tông – Xây dựng Vinaconex Xuân Mai đã khởi công khu chung cư Bình Trị Đông B dành cho người thu nhập thấp tại quận Bình Tân, TP HCM. Tổng diện tích dự án là 5.824 m2, gồm ba block cao 12 tầng, với 352 căn hộ từ 45,9 – 67,3 m2. Giá bán căn hộ tại dự án này chỉ 11,6 triệu/m2.
Công ty Hai Thành đã “bắt tay” với ngân hàng để thực hiện chính sách cho vay “mua nhà trả góp”. Thế nên, khi mua sản phẩm thuộc dự án căn hộ Bình Trị Đông B, khách hàng sẽ được ngân hàng hỗ trợ vay 70 – 80% giá trị căn hộ, trả góp từ 15 – 20 năm. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong đầu năm 2012.
Ngoài dự án này, trong quý I/2010, Vinaconex Xuân Mai sẽ tiếp tục khởi công 1.500 căn hộ cho người thu nhập thấp tại Đà Nẵng và 1.500 căn hộ tại Hà Đông (Hà Nội), với giá bán dự kiến từ 8-9 triệu đồng/m2
Dự án thuộc quần thể khu đô thị Văn Phú – Hà Đông – Hà Nội, gồm 15 toà nhà được xây dựng trên 7 lô đất với tổng diện tích 76.343 m2, thiết kế theo phong cách hình tháp.
Dự án có các khu vực công cộng, dịch vụ cộng đồng như trung tâm thương mại, tài chính, bệnh viện, cơ quan hành chính địa phương, trung tâm thể dục thể thao (hồ bơi, nhà thi đấu trong nhà và ngoài trời, sân golf), công viên hồ điều hoà, rạp chiếu phim, thư viện… Trường học quốc tế từ mẫu giáo đến cấp 3, các trung tâm sinh hoạt cộng đồng, cửa hàng… Các căn hộ được thiết kế tối ưu, đầy đủ không gian riêng cho mọi người trong gia đình như phòng khách, bếp, phòng ngủ, ban công… với các diện tích phù hợp nhu cầu sử dụng từ 94 m2 đến 163 m2; Loại A có 66 căn 94,01 m2; Loại D 66 căn có diện tích sử dụng 163,16 m2; E Type 56 căn hộ có diện tích 96,37 m2…
Cleve có vị trí địa lý giao thông thuận lợi, nằm trên trục đường mới Lê Trọng Tấn với mặt cắt ngang 42 m giao với đường Lê Văn Lương kéo dài, đường cao tốc Láng Hoà Lạc, đường vành đai 4 của Hà Nội. Đặc biệt, dự án sẽ có 2 ga chuyển tiếp trong tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh. Cư dân sẽ chỉ mất chưa đầy 10 phút để di chuyển từ nội đô Hà Nội tới khu chung cư, cũng với thời gian 10 phút có thể di chuyển đến các khu đô thị mới trọng điểm xung quanh như: Mỹ Đình, Trung Hoà, Nhân Chính, An Khánh. Trong bán kính 5 km của khu chung cư hội tụ 12 trường đại học của Hà Nội, gần UBND Hà Đông, Sở Công an.
Khu chung cư cao cấp Cleve đã được khởi công xây dựng vào ngày 18/12/20009. Dự án được triển khai thực hiện trong 8 năm. Giai đoạn I bắt đầu từ năm 2010. Đến năm 2012, 4 toà nhà sẽ được hoàn thành và bàn giao. Toàn bộ dự án sẽ hoàn chỉnh vào năm 2018.
Chủ đầu tư – Tập đoàn Xây dựng Inpyung đã giao Công ty TNHH Hi-Brand Việt Nam là đơn vị thực hiện dự án. Hi-Brand Việt Nam cũng là đơn vị duy nhất đại diện thực hiện tại Việt Nam việc tiếp thị, phân phối, mua bán độc quyền dự án Cleve. Mọi thông tin liên quan về mua bán, chuyển nhượng dự án trên thị trường không chính thức, sẽ không có sự đảm bảo bất kỳ từ phía Hi-Brand.
“Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình đô thị trung tâm. Trong 5 đô thị vệ tinh thì Hòa Lạc là địa điểm thuận lợi nhất để xây dựng đầu tiên ”
– Vấn đề lớn mà Thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương là Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình đô thị trung tâm (khu vực trung tâm tính từ vành đai 3, đường Phạm Hùng vòng xuống Thanh Xuân, trở vào khu Hồ Gươm). Một chuỗi đô thị sẽ phát triển sát sông Hồng về phía Bắc men theo phía đông vành đai 4, chạy xuống Hà Đông và vòng về Thanh Trì.
Vấn đề thứ hai là xây 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn. Các khu đô thị này sẽ được kết nối bằng các trục giao thông, ví dụ như trục Láng – Hòa Lạc đang làm rất rộng. Tới đây còn có trục Thăng Long, nối đường Hoàng Quốc Việt cắt Phạm Hùng, chạy lên Ba Vì, trục đường 6 cải tạo mở rộng, trục Xuân Mai về Hà Nội, phía Nam có đường quốc lộ 1A, 1B kết hợp các đô thị vệ tinh với nhau.
Hệ thống giao thông sẽ rất thông suốt, trong tương lai người dân sẽ không thấy có sự phân biệt giữa Hà Nội với Hà Tây cũ nữa mà ở đâu cũng có những điều kiện sống tốt.
– Việc triển khai đôi thị vệ tinh được phân kỳ theo các giai đoạn 2010-2020, 2020-2030 và 2030-2050. Do liên quan tới việc khai thác các nguồn vốn nên sẽ có đô thị phải xây trước, có cái phải xây sau.– Vậy đô thị vệ tinh nào được ưu tiên xây dựng trước?
Theo tôi, đô thị Hòa Lạc là thuận lợi nhất vì đường Láng – Hòa Lạc trong năm 2010 là hoàn chỉnh. Thứ 2 là đô thị này có lõi là Đại học Quốc gia rộng tới 1.000 ha. Khi phần lõi đã có rồi thì Hòa Lạc có điều kiện để phát triển hơn.
– Trong quy hoạch này vấn đề đô thị dọc 2 bên bờ sông Hồng được tính toán ra sao?
– Đô thị hai bờ sông Hồng đã được cập nhật vào đồ án quy hoạch chung này. Nhưng do đồ án quy hoạch hai bờ sông Hồng được lập khi chưa có sự mở rộng địa giới hành chính thủ đô nên khi sáp nhập rồi thì tính toán về mật độ xây dựng, dân cư sẽ có sự thay đổi. Tại những trục đường, tuyến vành đai xanh sẽ không có nhà nữa. Ví dụ, quy hoạch ở khu vực Hồ Tây nhìn thẳng sang bên kia sông Hồng trước đây có nhiều nhà cao tầng nhưng khi cập nhật vào đồ án quy hoạch chung thì tư vấn kiến nghị giảm mật độ và càng không xây dựng càng tốt.
– Sau 2030 mới tính đến việc chuyển bộ, ngành ra khỏi trung tâm, liệu có quá xa không thưa ông?
– Đồ án quy hoạch có 2 nấc, quy hoạch Hà Nội tới năm 2030 và tầm nhìn 2050. Dự kiến sau 2030 với trục Thăng Long kết thúc ở chân núi Ba Vì, gần Hòa Lạc thì trung tâm hành chính sẽ ở đấy.
– Không phải sau 2030 chúng ta mới xây khu hành chính ở Ba Vì. Từ nay tới lúc đó sẽ có chương trình giãn dần các bộ, ngành ra khỏi trung tâm thành phố. Ở khu vực Mỹ Đình dự kiến chỉ bố trí một số cụm cơ quan. Với điều kiện đất nước hiện tại mà chuyển toàn bộ trung tâm hành chính ra bên ngoài là điều không khả thi.
– Trong quy hoạch do tư vấn đưa ra, bản sắc của đô thị Hà Nội trong tương lai đã được tính toán như thế nào?
– Bản sắc là văn hóa, thể hiện ra bên ngoài bởi không gian, cảnh quan, kiến trúc. Sự kết hợp giữa văn hóa Thăng Long và văn hóa Xứ Đoài thì tư vấn cũng đã nghiên cứu.
Ví dụ xuyên suốt trục Thăng Long đưa lên Ba Vì ngoài chức năng giao thông cho các phương tiện thì trục đường này sẽ được xây dựng những đoạn rất rộng, tới 300-400 mét, ở giữa là những bảo tàng, thư viện, công viên… Những đoạn khác phải nhỏ lại chỉ để đóng vai trò giao thông. Người ta sẽ tái hiện không gian văn hóa của Thăng Long và Xứ Đoài như là một sự kết nối. Ngoài ra còn phải nghiên cứu bảo tồn kiến trúc khu vực làng Đường Lâm (Sơn Tây), phố cổ.
Theo Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ là đô thị hạt nhân, là trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của cả nước. Trong đó, thành phố lõi lịch sử được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản di sản văn hóa Thăng Long cổ và lối sống truyền thống của người Hà Nội, khống chế kiểm soát mật độ và tầng cao xây dựng. Hình thành 5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn có dân số từ xấp xỉ từ 21 vạn đến 75 vạn người mỗi đô thị. Trong đó Hòa Lạc là đô thị khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước… |
Do nhu cầu không gian sống sạch đẹp văn minh ngày càng tăng cao của người dân, nhiều đô thị mọc lên theo quy chuẩn quốc tế dần thay thế mô hình nhà ống cũ.
Tỷ lệ thuận với tốc độ đô thị hóa là sự phát triển ngẫu hứng của các mô hình nhà ống. Cách xây dựng và bài trí màu sắc mỗi nhà một kiểu tạo sự lộn xộn trong kiến trúc. Các căn nhà ống thường không cảnh quan, không tiện ích công cộng, không mảng xanh, vỉa hè, công viên, không bãi đỗ xe, trường học, nơi giải trí… Văn hóa nhà ống là kết quả của sự đô thị hóa. Đô thị hóa là sự mở rộng đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực.
Tuy nhiên, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000 ha, chiếm 25% so với yêu cầu. Do đó, vấn đề đô thị hóa gây nhiều vấn đề nhức đầu cho cả các cơ quan quản lý nhà nước lẫn người dân: vấn đề nhà ở, giải quyết tình trạng công ăn việc làm, quản lý trật tự an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước….Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và hơn 500 thị trấn. Như vậy, với tỷ lệ đô thị hóa 40% vào năm 2020 theo dự báo của Bộ Xây dựng, mục tiêu đề ra đối với diện tích bình quân đầu người sẽ là 100 m2, nghĩa là tương đương với khoảng 450.000 ha đất đô thị.
Tiếp sau Phú Mỹ Hưng là các dự án đầu tư xây dựng khác như The Manor, Villa Riviera, Ciputra… Các dự án giao thông như hầm Thủ Thiêm, đại lộ Đông Tây (quận 2, TP HCM) với 12 làn đường hiện đại là các yếu tố quan trọng tạo dựng nhiều khu đô thị mới, trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ cao cấp của TP HCM – phố Đông hiện đại bên bờ sông Sài Gòn. Theo công ty tư vấn thiết kế Sasaki Associates (Mỹ), khu đô thị Thủ Thiêm sẽ kết nối với trung tâm hiện hữu và kết nối với sông Sài Gòn bằng một cây cầu dành cho khách bộ hành và những trạm taxi thủy được bố trí tiện lợi.Khu đô thị Phú Mỹ Hưng với các khu phố hiện đại, đáp ứng các tiêu chí về môi trường cảnh quan là một mô hình mẫu cho một phong cách sống mới. Khu đô thị với môi trường xanh, sạch đẹp, đầy đủ các tiện ích cao cấp được nhiều người chú ý.
UBND thành phố Hà Nội vừa ra quyết định thu hồi trên 186.000 m2 đất tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) để xây dựng Khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ.
Nằm ở phía Tây Nam thủ đô, cách nút giao Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi hơn một km, khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ được quy hoạch đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo tỷ lệ 1/500 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
Khu đô thị này rộng gần 27 ha, được Vinaconex 2 đầu tư với tổng giá trị 3.000 tỷ đồng. Theo đó, khoảng 850 tỷ đồng sẽ dành cho giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trên 2.000 tỷ đồng cho các công trình nhà ở.
Sau khi hoàn thành, khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ sẽ cung cấp cho thị trường trên 300.000 m2 nhà ở, góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân sống ở thủ đô.Theo quy hoạch, chủ đầu tư sẽ xây dựng 6 chung cư, 3 toà nhà văn phòng – thương mại, 3 toà nhà khác dành cho người thu nhập thấp, bãi đỗ xe công cộng… Đặc biệt, khu đô thị sẽ có hệ thống trường học gồm mẫu giáo, tiểu học, trung học để phục vụ người dân sinh sống tại khu đô thị và khu vực xung quanh, nhà văn hoá trung tâm, bể bơi, cây xanh…
The Garden có khoảng 19.000m2 sàn được chính thức ra mắt thị trường vào quý 2 năm 2009. Vincom Park Galleries với tổng diện tích bán lẻ 14.000m2, được nối với Vincom City Tower bằng cầu trên không và tổng diện tích bán lẻ tại đây là 41.000m2.
Các cửa hàng có thu nhập cao tập trung chủ yếu ở khu vực các quận trung tâm. Các trung tâm bán lẻ kết hợp giữa mua sắp, rạp chiếu phim, siêu thị…đang rất thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư cũng nhưng khách hàng.
Giá thuê tại các trung tâm hàng đầu của Hà Nội vào khoảng từ 60 – 140USD/m2, bao gồm cả thuế và phí dịch vụ. Nhu cầu mặt bằng bán lẻ hiện đại tiếp tục gia tăng, khi các nhà bán lẻ quốc tế đã hiện diện tại Việt Nam mở rộng diện tích kinh doanh bằng việc tìm thuê các cửa hàng mặt phố dọc các tuyến phố lớn tại Hà Nội. Một chuỗi các nhà hàng và thương hiệu nổi tiếng đang mở rộng tại Hà Nội kéo theo nhu cầu mặt bằng tăng cao.
Theo Collier, nhu cầu về diện tích bán lẻ chất lượng cao vẫn cao hơn rất nhiều so với nguồn cung. Lĩnh vực bán lẻ được xem như đang phát triển với các diện tích bán lẻ quy mô, diện tích sử dụng lớn và các hình thức níu chân chủ thuê đang được xây dựng. Các dự án với chất lượng tiêu chuẩn quốc tế và khả năng kết hợp giữa truyền thống và trung cao cấp trong một thì sẽ làm tăng nhu cầu cả ở chủ thuê và các cửa hàng.
Việc tăng nguồn cung cùng với vị trí, thiết kế, cách bố trí và sự kết hợp giữa các bên thuê sẽ trở nên ngày một quan trọng hơn. Tại điểm thị trường đạt tới độ chín với việc cạnh tranh tăng lên, các dự án ở vị trí không tốt và thiết kế không hợp lý sẽ chịu mức giá thấp và tỉ lệ cho thuê được thấp.
Các dự án trọng điểm sẽ ra mắt trong năm nay có Crown plaza, Grand plaza, Ngoc Khanh Plaza. Nguồn cung cho thị trường sẽ trở nên dồi dào tập trung ở các quận đang nổi lên như Cầu Giấy, Từ Liêm hay Đống Đa.