Top 5 cách xử lý mái tôn bị dột chỉ mất vài phút thực hiện
Bạn đang cảm thấy khó chịu khi mái tôn nhà mình sau một thời gian sử dụng. Chúng có hiện tượng gỉ sét và gây nên các vết thủng, vết nứt. Khiến cho hiện tượng dột mái tôn bắt đầu xảy ra vào những ngày mùa mưa. Vậy thì những mẹo chống dột mái tôn ngay sau đây chắc chắn sẽ là gợi ý thông minh cho mái tôn của bạn. Các cách xử lý mái tôn bị dột không hề tốn kém, lại vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, chỉ mất vài phút là bạn đã có thể thực hiện xong. Vậy thì ngại gì không thử!
Nguyên nhân và hậu quả của việc mái tôn bị dột
Trước khi có cách khắc phục mái tôn bị dột một cách hiệu quả và phù hợp nhất. Thì đầu tiên bạn cần xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì. Để từ đó ta mới có giải pháp xử lý sao cho phù hợp nhất
1/ Lý do dẫn đến mái tôn bị dột
Mái tôn thường xuyên bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng, hư hại hoặc biến dạng do chịu sự tác động của điều kiện thời tiết và khắc nghiệt. Đến mùa mưa, hiện tượng mái tôn bị dột có thể sẽ xảy ra đối với các công trình mái tôn như vậy. Lâu ngày sẽ xuất hiện những vết gỉ sét, xung yếu tạo thành những vết nứt lớn khiến nước mưa dễ dàng thấm dột qua mái.
Và ngoài ra, tình trạng mái tôn bị dột có thể sẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Và sau đây sẽ là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự cố dột mái tôn mà nhiều công trình gặp phải
+ Dột do mũ đinh bị lão hóa, mục nát, gỉ sét hoặc do lực hút của mũ đinh bị bật lên đến hở goăng
+ Dột bởi những vị trí nối tôn. Nhất là phần cuối mái, mối nối dọc song song với xà gồ mái, mối nối ngang, vuông góc với xà gồ mái
+ Do độ dốc mái nhỏ hơn 10%. Nhịp mái lơn, lưu lượng nước phía cuối mái, nước thoát không kịp. Gây trần vào các vị trí nối phía cuối mái
+ Dột từ những vị trí tôn bị thủng lỗ, kém chất lượng
+ Do sử dụng vật liệu chống dột có độ bền kém khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
+ Phương pháp xử lý mái tôn bị dột chưa lường hết được các yếu tố gây nên như: tốc độ gió, độ trũng mái, độ dốc mái
2/ Tác hại nếu không khắc phục mái tôn bị dột
Hiện trượng mái tôn bị dột sẽ không chỉ gây khó chịu cho bạn trong quá trình sinh sống. Mà nếu cứ để tình trạng này kéo dài, hậu quả xảy ra sẽ khó có thể lường trước được.
+ Nếu bạn không có cách xử lý mái tôn bị dột một cách kịp thời. Lâu ngày, nước sẽ thấm nhiều vào tường nhà, mái nhà. Gây hiện tượng ẩm ướt, dễ dẫn đến các vết nứt tường kéo dài. Vừa làm mất đi tính thẩm mỹ của căn nhà. Nếu để lâu sẽ khiến cho công trình của bạn bị hư hại và nhanh chóng xuống cấp
+ Nước mưa dột từ trên mái xuống có thể sẽ chảy vào các thiết bị điện tử, nguồn điện. Có thể sẽ khiến cho thiết của bạn bị hư hỏng. Đặc biệt nếu nghiêm trọng có thể gây ra sự cố chập cháy điện vô cùng nguy hiểm.
+ Tình trạng thấm dột nước vào trong nhà sẽ gây ẩm ướt, độ ẩm cao, khả năng thoát nước thấp. Sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Mầm bệnh sẽ dễ dàng phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên trong gia đình
Ngoài ra, còn rất nhiều những hậu quả đáng tiếc khác có thể xảy ra nếu tình trạng mái tôn của bạn không được khắc phục một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, việc tìm ra cho mình một giải pháp hay những mẹo chống dột mái tôn là điều tất yếu cho công trình của bạn
Vật liệu chống dột mái tôn và mẹo chống dột mái tôn đơn giản, hiệu quả
Hiện nay, sự cố mái tôn bị dột đã xảy ra khá nhiều ở các công trình xây dựng dù mới hay cũ. Do đó mà việc tìm kiếm các giải pháp cũng dần được đa dạng hóa và phù hợp với nhu cầu của nhiều người.
Và sau đây sẽ là một số vật liệu chống dột mái tôn phổ biến nhất hiện nay. Đồng thời, từ đó bạn có thể lựa chọn cho mình một mẹo chống dột mái tôn hiệu quả đơn giản và phù hợp với công trình của mình nhất
1/ Keo dán chống dột mái tôn
Việc sử dụng keo dán chống dột mái tôn đang là một trong những sự lựa chọn thịnh hành nhất hiện nay. Bởi đây là giải pháp khắc phục mái tôn bị dột vô cùng đơn giản mà giá thành lại không hề cao.
Ưu điểm keo dán chống dột
Một số những ưu điểm khiến kéo dán này nhanh chóng trở thành mẹo chống dột mái tôn được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:
+ Chống thấm tuyệt đối: Có khả năng phủ lên bề mặt tôn một lớp sợi thủy tinh. Sẽ mang lại hiệu quả chống dột tuyệt đối, không bị lão hóa theo thời gian
+ Độ bám dính cao: Keo có tính chất kết dính rất tốt đã được kiểm nghiệm trên nhiều loại vật liệu
+ Độ đàn hồi hoàn hảo: Các bề mặt những nơi cần dán thường bị co giãn theo nhiệt độ hoặc bị nứt do chịu tác động rung lắc. cho nên tính chất đàn hồi của keo là rất quan trọng
+ Thời gian sử dụng lâu dài: Có độ bền sử dụng từ 5 – 10 năm
Mẹo chống dột mái tôn từ kéo dán tôn chống thấm
Bước 1: Vệ sinh khu vực cần thực hiện. Loại bỏ những chướng ngại vật còn trên mái. Sau đó, đánh qua 1 lớp giấy giáp để tăng độ bám dính. Sau đó, quét sạch bụi bặm và làm khô khu vực cần dán
Bước 2: Trộn keo dán tôn chống dột. Cần phải trộn các thành phần keo dán với nhau. Sau đó, thêm 5% xăng theo tổng trọng lượng keo cần sử dụng
Bước 3: Thực hiện sử dụng keo dán tôn chống dột. Sử dụng con lăn quét qau 1 lớp keo lên mái tôn với tủ lệ 0,4 kg/m2. Sau đó, dán lớp lưới thủy tinh lên keo ở các vị trí cần gia cường
2/ Tấm dán chống dột mái tôn
Tấm dán chống dột mái tôn là màng chống thấm tự dính. Được cấu tạo bở Màng Film sự kết hợp giữa hỗn hợp với hợp chất nhựa cao hợp chất có tính dẻo và đàn hồi. Với khả năng bám dính tuyệt hảo đối với các bề mặt nằm ngang và thẳng đứng.
Mẹo chống dột mái tôn bằng miếng dán này đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay. Bởi sản phẩm sở hữu nhiều tính năng và ưu điểm vô cùng nổi bật. Đặc biệt giá thành lại khá rẻ và cách sử dụng tấm dán chống dột mái tôn lại vô cùng đơn giản
3/ Sơn chống dột mái tôn
Việc sử dụng phương pháp sơn chống dột này được coi là “phòng hơn chống”. Lớp sơn này sẽ tạp ra lớp cách ly mái tôn với những tác hại của môi trường
Sau khi đã bít hết những lỗ tôn bị thủng, bị vênh hay chỗ cần chống dột. Bạn sẽ cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: Chổi sơn quét tay, gang tay, sơn chống dột. Chỉ bấy nhiêu thôi là đã đủ để chống thấm dột mái tôn một cách vô cùng hiệu quả
Trước tiên bạn cần quét sạch lớp mặt trên của tôn. Để những mạt, mụn hay bụi bặm sẽ bị loại bỏ. Sau đó mới bắt tay vào sơn. Bạn nên thi công từ trên cao xướng để sơn chảy được đều hơn. Sau đó bạn đổ từng đợt sơn lên mái. Nên đổ ít một.Rồi dùng chổi sơn quét đều.
Làm lần lượt cứ quét một góc rồi lại đến góc tiếp theo. Như vậy cho đến khi hết cả mái. Quét luôn lên cả những lỗ đinh. Những phầ tôn vừa vá lên cũng quét hết
4/ Chống dột mái tôn bằng silicon
Một trong những vật liệu chống mái tôn đơn giản và được áp dung phổ biến hiện nay là sử dụng chất silicone chống dột mang lại khả năng chống ngấm nước mái nhà rất tốt. Nếu như ngôi nhà bạn bị dột mỗi khi trời mưa thì có thể sử dụng cách này để xử lý. Mà không tốn kém nhiều chi phí và dễ dàng thi công ai cũng có thể làm được
Vật liệu silicone chống dột là một loại keo được chế tạo giúp vá lại các vết rạn nứt trên bề mặt mái . Nhằm chống lại tình trạng nước rỉ xuống làm ướt nền nhà. Ưu điểm của việc dùng silicone chống dột là tính linh hoạt, dễ làm và cũng khá rẻ. Các loại chất liệu này được bán rộng khắp các cửa hàng vật liệu xây dựng, vì thế cũng không mất thời gian cho bạn tìm kiếm.
5/ Chống dột mái tôn xi măng
Mái tôn xi măng cũng là một trong những dạng mái nhà hoàn toàn có thể xảy ra hiện tượng thấm dột giống như loại mái tôn thông thường khác. Do đó, ngoài việc sử dụng kết cấu xi măng đạt chuẩn, thì bạn cũng cần phải có giải pháp chột dột hiệu quả
+ Quét lớp lót lên bề mặt tôn bị dột
+ Sau đó, dán lớp lưới thủy tinh lên lớp lót
+ Quét lớp chống thấm thứ 1
+ Tiếp theo, quét lớp chống thấm thứ 2 (lớp hoàn thiện bề mặt)
+ Dùng máy phun nước tạo áp lực thử tại công trình
+ Kiểm tra các vị trí đã thấm dột, nghiệm thu và hoàn thiện
Để tăng khả năng chống thấm dột hiệu quả, thì ngoài những mẹo chống dột mái tôn trên đây. Bạn nên lưu ý việc sử dụng và lựa chọn loại mái tôn lợp chính hãng và chất lượng nhất.
Đặc biệt, trên thị trường hiện nay đang được phủ sóng rộng rãi loại tôn mạ kẽm lợp mái chất lượng cao. Nhờ lớp mạ kẽm bên ngoài giúp tôn có khả năng chống nóng, cách nhiệt tốt. Nhất là khả năng chống lại oxy hóa, ăn mòn vượt trội. Không lo hiện tượng han gỉ, thủng lỗ gây thấm dột như mái tôn truyền thống.