Tổng hợp

Trần thạch cao giật cấp là gì?

Trong lĩnh vực trang trí nội thất hiện đại, sử dụng trần thạch cao có lẽ chẳng còn xa lạ gì nữa. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu là “trần thạch cao giật cấp là gì?” Vậy hãy cùng adkientruc đi tìm hiểu nha.

Trần thạch cao giật cấp là gì? 

Trần thạch cao giật cấp là một loại trần chìm, phức tạp hơn trần phẳng. Và đây là một loại trần có kiểu dáng để nhằm tạo ra các khối, hộp trên trần. Giúp cho trần nhà của bạn trở nên cách điệu hơn. Nếu kết hợp thêm một chiếc đèn chùm nữa, thì một combo khá hoàn hảo. Tạo cảm giác sang trọng cho căn nhà bạn.

Trần thạch cao giật cấp được cấu tạo từ khung xương, và ghép tấm thạch cao thành từng lớp từng lớp để tăng phần ấn tượng. Có khá nhiều mẫu trần thạch cao để cho bạn lựa chọn. Phù hợp với sở thích của mỗi gia đình.

Trần thạch cao giật 2 cấp 

Trần thạch cao giật 2 cấp có 2 loại: trần thạch cao giật cấp kín và trần thạch cao giật cấp hở.

  • Trần thạch cao giật cấp hở (giật cấp dạ đèn) 

Thiết kế trần của căn nhà theo phong cách này sẽ giúp cho hệ thống trần hắt ra từ bên ngoài khá là hiện đại. Và được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất.

Được khẳng định là bộ phận không thể thiếu trong các công trình kiến trúc, với tác dụng không chỉ che chắn, còn cách âm, cách nhiệt. hay che khuyết điểm trong trang trí, thiết kế nội thất.

  • Trần thạch cao giật cấp kín (trần giật cấp liền)

Đây là một trong những giải pháp thẩm mỹ của trần thạch cao. Giúp trần nhà trở nên sâu hơn, tạo nhiều hình khối đẹp. Đương nhiên là hình thành từ 2 lớp trở lên. Nhưng đối với loại trần giật cấp kín không được tạo khe đèn. Nên lại không lắp đặt được hệ thống đèn điện hắt vào như trần cấp hở.

Trần thạch cao giật 3 cấp 

Đây là loại trần thạch cao được làm từ 2 lớp trần thạch cao giật cấp hở, hoặc 1 hở và 1 cấp kín.

Loại trần này được cấu tạo từ việc ghép các tấm thạch cao thành 3 cấp, với 3 tầng lớp ở vị trí cốt trần khác nhau. Nhằm tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.

Một số mẫu trần giật cấp đẹp:

Hình ảnh dấu sắc cũng ấn tượng phết đấy chứ nhỉ?

Đây là mẫu trần thạch cao dựa trên nguyên lý xếp chồng

Bạn có thấy ấn tượng với mẫu trần hình thoi này không?

Bản vẽ trần thạch cao giật cấp

Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp?

Đây có lẽ cũng là một trong những câu hỏi mà được nhiều khách hàng đang quan tâm. Và câu trả lời của adkientruc dành cho bạn sẽ là nên làm trần thạch cao giật cấp. Vì sao ư? Dưới đây sẽ là 3 lý do dành cho bạn.

  • Xóa bỏ cảm giác đơn điệu cho căn phòng

Đặc điểm của loại trần này là tạo ra các khối, và các hộp trên trần nhà. Đó chính là lý do khiến chúng tôi đưa ra ý kiến xóa bỏ cảm giác đơn điệu cho căn phòng.

Chưa kể, nếu thiết kế cho phòng khách, sẽ gây được sự chú ý của mọi người khi đến thăm căn nhà bạn đấy. Hãy kết hợp cả những gam màu sáng tối khác nhau,sẽ tạo thêm tính nghệ thuật, và chiều sâu của phòng.

Xem thêm: 10 cách trang trí phòng khách ấn tượng

  • Mang nhiều đặc tính ưu Việt khi sử dụng

Có khả năng chống ẩm rất cao nên phù hợp với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.

Thiết kế trần thạch cao dạng này sẽ mang lại khả năng cách âm tốt, giảm tới hơn 70% tiếng ồn và nhờ đó mà không khí trong căn phòng yên tĩnh hơn.

Loại trần này còn có tác dụng cách nhiệt, và chống cháy khá tốt. Tạo cảm giác an toàn cho nhà bạn.

  • Tiết kiệm chi phí và độ bền dài lâu

Cấu trúc đơn giản, độ bền phải lên đến 9-10 năm. Nếu có hỏng cũng dễ dàng sửa chữa mà không gặp trở ngại nào cả.

THAM KHẢO : BÁO GIÁ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO TẠI HÀ NỘI

Hưng Lê

Recent Posts

12 Loại khóa cửa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Lựa chọn loại khóa cửa phù hợp với đặc điểm của cánh cửa và mục…

4 tháng ago

Phong Thịnh Door Cung Cấp Cửa Nhà Vệ Sinh hiện đại

Cửa nhà vệ sinh là một phần quan trọng trong không gian sống của chúng…

1 năm ago

Hướng dẫn thi công sơn epoxy: quy trình và yêu cầu cần biết

Trong ngành công nghiệp, thi công sơn epoxy để gia cố nền sàn bê tông…

1 năm ago

Tại sao nên chọn ghế trưởng phòng lưới tại SMA Furniture

SMA Furniture được biết đến là thương hiệu chuyên cung ứng ghế trưởng phòng lưới…

1 năm ago

Nguyên nhân và cách sửa xe máy không đề được tại nhà

Xe máy không đề được là một trong những lỗi thường gặp nhất. Khi sử…

2 năm ago

Hướng dẫn chi tiết các bước lắp vòi chậu rửa bát tại nhà

Cách lắp vòi chậu rửa bát đúng và chuẩn rất quan trọng. Vì vòi tốt…

2 năm ago