Hotline : 0999999999
Email : google@gmail.com
05
Th5

ADKientruc tổ chức thực tế nhà vườn Bắc Ninh

ADKientruc tham gia thiết kế và tư vấn đầu tư công trình này. Đây sẽ là một trong những điểm Công ty tổ chức nghỉ ngơi cuối tuần cho CBNV.

Phối cảnh thiết kế
Phối cảnh góc
Phối cảnh góc công trình – khu tổ chức đại tiệc
Tiểu cảnh gợi ý
Hình ảnh thực tế
Hồ thả cá rộng hơn nghìn mét vuông với rất nhiều chép, trắm, trôi ngon tuyệt.
Góc hồ câu cá
Xung quanh hồ trồng khá nhiều măng ngọt
Con đường dẫn tới nhà vườn
Túm được chú sây róm đang tán tỉnh nàng cỏ
Bên cạnh là đồng lúa bát ngát rất yên bình, nên thơ
Một số hình ảnh vui chơi
Cả nhà ADKientruc… xông trận
Món cá tươi rói chuẩn bị hấp bia
Buổi chiều: Nổi lửa nướng gà đắp đất
Gia đình chủ nhà rất nhiệt tình, thoải mái
KTS Trần Hoài cực kỳ nhiệt tình trong việc củi lửa, đắp đất nướng gà
Tranh thủ xem lại những bức ảnh mới chụp
Tranh thủ làm duyên làm dáng tý
Cậu KTS trẻ này cực kỳ nghệ sĩ và…
Các bác tranh thủ làm đủ thứ…hiii
Hai tên này, tranh thủ lúc trời nhập nhoạng…
Nguồn: ADKientruc.com
05
Th5

Nhà vườn dưới chân Phú Sĩ

Nhà vườn mang phong cách kiến trúc Nhật Bản, chủ nhà là một gia đình nông dân người Mĩ.
 

Nhà vườn này nằm ở dưới chân ngọn núi nên thơ Phú Sĩ mang đặc thù kiến trúc Nhật Bản truyền thống phản ánh nghề thủ công truyền thống tinh xảo khu vực nông thôn Nhật Bản thế kỉ 19, chủ nhà là một nông dân người Mĩ được thiết kế bởi kiến trúc sư Shunmyo Masuno.

Tất cả đồ nội thất trong phòng khách đều làm nổi bật nghệ thuật kiến trúc của căn nhà.

Căn nhà này quay về phía Đông để có thể quan sát toàn bộ khung cảnh của núi Phú Sĩ. Những tấm xà rầm bằng gỗ lớn vắt chéo trần nhà trong phòng khách, được xem như là một chất kết dính sau khi tham khảo ý kiến của những người thợ thủ công lành nghề thiết kế các cột và xà rầm. Phần không gian nhỏ hơn gần đó dành để làm phòng ăn cho cả gia đình.

Những thanh gỗ đặt nghiêng song song với nhau ở phía trên tầng thứ 2 được buộc lại với nhau bằng nhiều tấm dây thừng lớn.

Hành lang nhỏ đặt giữa 2 tấm kính lớn là lối đi vào phòng tắm truyền thống của những gia đình người Nhật.

Một bồn tắm lớn cho nước thấm qua, được bao quanh bởi khu vườn đá, thiết kế để tất cả các thành viên trong gia đình có thể tắm cùng nhau.

Kiến trúc sư Masuno đã thiết kế một lối đi nhỏ bằng đá Hikita do chính tay những người thợ thủ công khắc tạo cho căn nhà dáng vẻ khoẻ khoắn, mát mẻ.

Cửa mở hướng ra phía sau vườn, phòng ngủ của gia chủ có những cánh cửa Shoji, tạo ra được sự yên tĩnh trong khi vẫn cho phép ánh sáng tràn vào bên trong với hệ thống đèn Armani Casa.

Mái hiên truyền thống được thay thế bằng mái lát ngói trông khá phổ biến và tiện ích. Nhưng nét đặc trưng về hình dạng nhà theo kiểu mái dốc được giữ nguyên. Ngoài sân đặt 2 chiếc ghế dài để ngắm cảnh, thư giãnkhá hiện đại.

 

Jenny Vũ – Công ty CP ADkientruc

05
Th5

Hai thợ vắt sữa chuyên nghiệp

Trong một bệnh viện nhi cực kỳ hiện đại, có hai chú bé nằm cạnh nhau, chúng trao đổi với nhau bằng một thứ ngôn ngữ riêng. Máy theo dõi và biên dịch ghi lại được một đoạn hội thoại giữa chúng như sau:

….

– Đằng ấy bú sữa mẹ hay sữa bình?

– Tớ bú sữa bình.

– Sữa bình có ngon không?

– Cũng ngon, nhưng phiền cái là khi ngọt khi nhạt, lúc nóng lúc nguội có khi phải tự bê bình mỏi cả tay. Thế còn đằng ấy bú sữa gì?

– Tớ thì bú sữa mẹ.

– Thế sữa mẹ có ngon không?

– Ngon chứ!, sữa lúc nào cũng ấm đều đều, rất vừa miệng, bình sữa lại đẹp nữa, không sợ thiu, không sợ chuột nhưng thỉnh thoảng nó có mùi thuốc lá hay rượu whisky khó chịu khôn tả.

05
Th5

Cửa ga ra

Ông sếp đi làm quên kéo khóa quần, cô thư ký nhìn thấy bèn nhắc khéo: “Sếp ơi, hôm nay sếp đi làm quên đóng cửa ga ra”.

Ông sếp giật mình nhìn xuống, thẹn quá bèn chữa thẹn:

– Thế cô đi ngang qua đấy có thấy cái BMW của tôi để trong đấy không?

Cô thư kỳ che miệng trả lời:

– Dạ không, em chỉ thấy một chiếc xe đạp xịt lốp nằm ngoẹo cổ sang một bên thôi.

05
Th5

Tây Bắc ngày thứ 3

Sáng sớm trên Sapa hôm đấy không nắng, không mưa, trời nhiều mây… báo hiệu 1 ngày mát mẻ (đấy là tớ nghĩ thế)
Sáng sớm trên Sapa hôm đấy không nắng, không mưa, trời nhiều mây… báo hiệu 1 ngày mát mẻ (đấy là tớ nghĩ thế)

Làm bát phở Hà Nội trên đất Sapa để nhớ về nhà cho ấm cái bụng, cho yên dạ vững tâm, chuẩn bị cho 1 chuyến đi được báo trước là vô cùng khó khăn.

Y Tý không xa… nếu lên đó được đi bằng đường nhựa!

Từ lúc đi cho tới khi lên Y Tý, xe của anh Ân không bao giờ đi được ở số 3 chứ đừng nói là đến số 4. Lúc nào cũng chỉ số 1 và 2 thay phiên nhau, chưa kể cứ đi được tầm 30 phút là phải xịt nước suối để làm mát máy… lại rì rì đi tiếp…

Chặng đường gian nan nhất suốt từ đầu tới giờ, nhưng vẫn không thể vắng tiếng cười và show hàng.

Chặng đường của ngày: Sapa – Bản Khoang – Tả Giảng Phìn – Bản Xèo – Mường Hum – Dền Sáng – Y Tý

Chào ngày mới Sapa

Hì hụi buộc hành lý. Tạm biệt Sapa thơ mộng!

Thử thách đầu tiên: Lội suối

… tiếp tục đường đất nào…

Cái đinh – vật “may và không may” trong suốt chuyến đi Tây Bắc này

Bữa trưa ngoài trời của người dân tộc Phu Ní

Phóng tầm mắt…

Tranh thủ chợp mắt giữa trưa

Dọc đường đi, chỗ nào cũng có thể thấy hoa mua

Cứ số 2 thì mới đi được trên con đường này

Con đường màu… nâu

Núi non trùng trùng điệp điệp

Suối lượn quanh núi

Dưới chân thơ mộng là thế, nhìn sang… nín thở!

Không trèo núi, lội suối thì ta băng qua… đập

Tiếp tục thư giãn mắt

Các bà, các chị người Dao (không rõ Dao gì?)

Mây “vờn” đỉnh núi

Núi “ôm” mây

Nắng chiều trên Dền Sáng

Bức ảnh đẹp nhất trong ngày (được chụp bởi Ân “Ali”)

Tiếp tục…

Cách phơi quần áo của người dân tộc đấy. Tiện không?

Đường rừng nè. Đi khiếp lắm!

Biển cảnh báo “Khu vực biên giới” hay “Vành đai biên giới” được nhìn thấy nhan nhản trên suốt dọc Y Tý

Thoát khỏi rừng già, ra đến bìa rừng vừa kịp trời chiều tối

Ráng chiều Y Tý

Hố mây – 1 nét đẹp đặc trưng của Y Tý. Người ta ví Y Tý như là 1 Sapa mới vì sự nguyên sơ của nó.

Kết thúc ngày đi vất vả nhất từ đầu chuyến đi tới giờ!
05
Th5

KTS ADKientruc đi Mũi Né – Phan Thiết

Mũi Né là địa điểm ADKientruc tổ chức cho KTS đi nghiên cứu resort và kết hợp nghỉ ngơi trong quý II năm 2008

Vị trí: Mũi Né thuộc địa phận phường Mũi Né, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm Tp. Phan Thiết 22km về hướng đông bắc.
Đặc điểm: Mũi Né – nàng công chúa ngủ trong rừng. Địa danh Mũi Né đồng nghĩa với hình ảnh những cồn cát có một không hai ở Việt Nam.

Mũi Né là tên một làng chài và cũng là một điểm du lịch quen thuộc. Dọc theo quốc lộ 706, từ trung tâm TP Phan Thiết đến Mũi Né là một dãy đồi đất thoai thoải và bãi cát ven biển rộng, thoáng mát với những rặng dừa tuyệt đẹp. Bãi biển nông thoải, nước sạch và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão, là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du khách. Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành, như bãi Ông Ðịa, bãi Trước và bãi Sau (theo tiếng địa phương, gọi là Bàu Ông và Bàu Bà; ở đây, từ “bàu” có nghĩa là hồ nước).

Nước biển mùa này thường đục và có mùi tanh. Cộng thêm, gió biển lại đổi hướng thổi, thổi từ bên Lào qua nên càng khiến cho không khí hơi oi bức. Mũi Né đẹp nhất nếu đến du lịch và nghỉ ngơi vào tầm tháng 11.

Những tấm ảnh dưới đây được chụp hoàn toàn ngẫu nhiên và không đặt chế độ gì hết, không qua chỉnh sửa Photoshop đâu nhé. 
Góc vườn yên tĩnh
Vừa tắm nắng vừa nằm thư giãn nghe sóng biển
Cái này trong phòng của tớ… he he
Bãi cát lúc 4h chiều
Tự chụp (cái ảnh này ăn trộm của cô bạn)
Tạm biệt Mũi né
05
Th5

Tây Bắc – Ngày thứ 4

Cung đường đi trong ngày: Ý Tý – A Lù – Lũng Pô (A Mú Sung) – Bản Vược – Bát Xát – Lào Cai – Phố Ràng

Ý Tý mù sương!

Ở trên độ cao hơn 2.500m so với mực nước biển, quanh năm sống trong sương mù và giá lạnh và với dân tộc Hà Nhì đen sống là chủ yếu.

Cung đường đi trong ngày: Ý Tý – A Lù – Lũng Pô (A Mú Sung) – Bản Vược – Bát Xát – Lào Cai – Phố Ràng

Tớ lại tiếp tục khoe ảnh tiếp nhé 😀

Chúng tớ nghỉ trọ, qua đêm ở đây đấy 

Buổi sớm, người Hà Nhì bắt đầu lên nương

Cái mũ của em bé kỳ công nhỉ

Trong lúc chờ nước sôi để đổ vào mỳ cho bữa sáng, chúng ta dàn cảnh show: tèn ten.. ten… 

Với “xế” của tớ trong chuyến đi này

Với cô em đảm đang nhất trong đoàn

Nhìn họ kìa… tình củm chưa 

Với hai chị em Thảo và Tuấn – con của chị chủ nhà

Kỷ niệm với 3 mẹ con chị Mỷ – chủ nhà trọ (chị cực kỳ nhiệt tình)

Xuất phát!

Nhà tường trình của người Hà Nhì đen

Ý Tý quanh năm suốt tháng mây mù

Một chút nắng hiếm hoi để phơi được quần áo

Đường đi luôn được bao phủ bởi mây

Nụ cười trẻ thơ!

Đường đi ở Ý Tý đấy.

Lúc này, bọn tớ xuống được A Mú Sung rồi, chuẩn bị vào thăm các chú bộ đội biên phòng ở Lũng Pô 

Bố mẹ lên nương hết, các em đành chơi ở vệ đường.

Xuống đến Lũng Pô rồi! Sông Hồ chảy ở dưới kia kìa!

Bên này đường đất đá gồ ghề, bên kia là con đường nhựa Xuyên Á của Tung Của… tớ thấy hơi hơi… cay

Sông Hồng đây!

Tớ đang đứng ở chỗ mà có thể nhìn thấy nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Đường xuống thăm các chú bộ đội biên phòng ở Lũng Pô

Không sợ chi hết, đi tiếp!

Kỷ niệm của đôi bạn trẻ ở đồn biên phòng

Hành quân xuống cột mốc với “người bạn bốn chân”

Cột mốc 92 – Nơi đây tụi tớ đã từng ngồi

Chia tay Lũng Pô, tụi tớ đã về đến Lào Cai và đây là bữa tối cuối cùng của chuyến đi.

Rời ga Lào Cai đi kiếm chỗ… ngủ thôi

05
Th5

Heathwoods – nhà của nhà soạn nhạc danh tiếng

Tòa nhà này được Heathwoods thiết kế cho một nhà soạn nhạc danh tiếng.
 

Kiến trúc sư nổi tiếng- ông Malcolm Lovibond đã thiết kế toà nhà này vào những năm 1970 với không gian sinh hoạt rộng hơn 2 tầng. Mặc dù hiện nay đã được thiết kế lại với 6 phòng ngủ và các văn phòng trong toà nhà, Heathwoods vẫn có cả một khu bể bơi lớn bên trong với một phòng tập thể dục và rất nhiều phòng gây ấn tượng sâu sắc, như căn phòng vẽ lớn, không gian như được chia ra thành các phần khác nhau bằng cách lắp những tấm kính từ sàn nhà lên trần nhà tạo cho người xem một cảm giác rộng lớn về diện tích của các khu vườn. Những khu vườn với phong cảnh gợi cảm bao quanh toà nhà để phản ánh sự đa dạng hoá của các loại cây, các loài thực vật cũng như cả một sân tennis có thể đối phó được với mọi dạng thời tiết và nhiều garage dành để đỗ và sửa ôtô.

Ông Lovibond đã thiết kế toà nhà này cho một nhà soạn nhạc danh tiếng sau khi giành chiến thắng trong cuộc đọ sức với các nhà thiết kế khác. Phòng ghi âm ở phía dưới tầng hầm đã được chuyển thành phòng chơi bi-da với một khu chiếu phim tại nhà. Thiết kế của Heathwoods chịu ảnh hưởng kiến trúc của người Scandinavia ở vùng Alvar Aalto và các vùng khác. Mặt nghiêng thấp và dài của toà nhà chính là đặc điểm hiện đại bậc nhất (mức kinh điển) của thiết kế, giống như nội thất bên trong được sắp xếp thành các dòng chảy của nước, không gian như được quyện với ánh sáng. Toà nhà trở nên duyên dáng với mái nhà bằng đồng và khắp nơi xung quanh bao bọc bởi những tấm kính đôi.

Khu đất mà Heathwoods toạ lạc hiện nay nổi tiếng bởi ảnh hưởng của toà lâu đài Dowding và đã từng được sử dụng làm khu săn bắn của Henry VII; toà nhà lịch sử Vitorian cũng từng được đặt trên vị trí đó nhưng đã bị thiêu rụi bởi ngọn lửa, góp phần vào việc nâng cao giá trị của toà nhà. Heathwoods được định giá gần 3.000.000 bảng Anh.

Các vùng quê ngay cạnh ở Walton Heath, Box Hill, Headley Common và Epson Downs đã khiến cho khu vực này được săn lùng ngày càng nhiều. Trị trấn Walton ở phía trên ngọn đồi là một ngôi làng khá lập dị, với rất nhiều lối mòn nhỏ dành cho người đi bộ và những con đường độc đạo đi lại bằng ngựa. Có nhiều các quán rượu ven đường, cửa hàng ăn và trường học mà tất cả đều nằm rất gần khu vực này.

05
Th5

Nhà của vợ chồng KTS Paxton

Ngôi nhà được đánh gía là một trong những toà nhà vĩ đại nhất ở London vào cuối thế kỉ 20. Căn hộ có 3 tầng, với 5 phòng ngủ, 3 phòng tắm, 1 garage và một mái che
 

 

Căn nhà này được xem là một ví dụ hiếm hoi về công trình hiện đại lừng danh quốc tế ở trung tâm thủ đô London tráng lệ. Đây là nhà của vợ chồng kiến trúc sư người Anh, ông Richard Paxton và vợ – bà Heidi Locher do kiến trúc sư Paxton Locher thiết kế. Toà nhà tạo ra được một không gian rộng lớn nhờ một lối đi vào sâu bên trong. Điểm thu hút chính của toà nhà này chính là việc sử dụng những vật liệu độc đáo, như thép trơn, xi măng pooclăng (làm bằng đá phấn và đất sét có màu giống như đá pooclăng) và những thảm cỏ lớn.

Toà nhà được tách biệt với bên ngoài. Để đi vào trong của toà nhà, bạn sẽ được dẫn qua một con đường nhỏ, với một khoảng thông tầng bên trong, tạo sự tách biệt và an toàn.

Ngôi nhà được thiết kế hiện đại với khoảng thông tầng bên trong, phần chính giữa căn nhà là không gian bếp cao gấp 2 lần bình thường. Paxton đã biến mọi thứ ở thành phố dường như đông đúc, ồn ào hơn bằng việc trát vữa vào các khe gạch hướng lên trên, và treo đèn phía trên các đầu nhọn. Khoảng thông tầng được che bởi một mái vòm có thể kéo rút vào được một cách khéo léo (thiết kế bởi kiến trúc sư Monty Ravenscrooft). Mặt ngoài của bức tường bếp theo như thiết kế ban đầu là trồng các cây dây leo, về sau trở thành khu vườn cả phía trong và bên ngoài của tòa nhà. Không gian chính là một phòng khách ấm cúng với hệ thống sưởi hiện đại. Hai phòng ngủ chính, với các phòng tắm được thiết kế một cách hợp lí nhìn ra khu phòng ăn có vườn nhỏ.

Tòa nhà nằm ở vị trí lí tưởng nhất ở trung tâm thành phố London, là điểm kết nối các khu nhà hàng sang trọng, quán cafe, quán rượu, quầy bar, và chỉ mất vài phút đi bộ trong thành phố. Trạm điện ngầm gần nhất là Farringdon (gần thành phố Hammersmith và khu dân cư đô thị sinh sống), khởi hành từ các trạm National Rail tới các điểm đến khác trong đó có cả sân bay Luton Airport. Tòa nhà này cũng được đặt ở vị trí thuận tiện để tiếp cận với điểm đến Eurrostarở đường Pancras.