Giải pháp thiết kế

10 mẫu thiết kế gầm cầu thang nhà ống

Nhà ống 2 tầng hiện nay rất phổ biến. Bởi nó có khả năng chồng tầng – tiết kiệm diện tích nền đất nhưng cho không gian sống lại rộng rãi hơn nhiều. Và khi đó, việc đi lại trên các tầng không thể thiếu được khu cầu thang. Và thiết kế gầm cầu thang nhà ống trông sao vừa đẹp mắt lại tận dụng được khoảng trống đó tốt nhất?

THAM KHẢO : GIÁ XÂY NHÀ 2 TẦNG TRỌN GÓI TẠI HÀ NỘI

Hôm nay, chúng tôi giới thiệu cho các bạn 10 mẫu thiết kế cho gầm cầu thang. Đây là những mẫu thiết kế hiện đại với tính thực dụng cao. Biết đâu bạn lại lựa chọn 1 trong 10 mẫu này.

Cùng tìm hiểu nhé!

10 Mẫu thiết kế gầm cầu thang nhà ống tiện dụng

1/ Biến gầm cầu thang thành nhà vệ sinh nhỏ

Có lẽ, hiện nay đây là xu hướng nhiều nhất hiện nay. Nó vừa giúp bạn không bỏ phí khoảng diện tích dưới gầm cầu thang. Vừa khiến bạn không phải chi thêm một khoảng đất nữa cho kiến trúc bắt buộc này.

Một nhà vệ sinh nhỏ dưới tầng 1 đủ cho mọi sinh hoạt tạm thời. Có thể không cần đủ rộng để tắm rửa. Chỉ cần có bồn cầu mà thôi. Bởi tầng 1 là nơi thỉnh thoảng mới có khách sử dụng hoặc khi bạn nấu nướng, ngồi uống trà mới dùng đến nó.

Ngoài ra, với việc đặt 1 nhà vệ sinh nhỏ tại tầng 1 có thể vừa tránh được việc phải chạy lên nhà vệ sinh tầng 2. Vừa hỗ trợ tốt cho việc hút bể phốt sau này khi bị đầy. Tránh tình trạng phải đục phá nền gạch để hút thải nữa. Một công kèm theo được rất nhiều việc.

Tuy nhiên, lưu ý thiết kế này áp dụng cho phần gầm cầu thang hướng vào phía trong nhà nhé.

2/ Làm tủ sách – ngăn chứa đồ linh tinh

Nếu bạn là người đam mê đọc sách – truyện và có nhiều bạn bè cùng sở thích. Việc biến nó thành một kệ để sách là vô cùng hợp lý. Với phần dưới có thể là 1 – ngăn kéo để chứa những đồ linh tinh phục vụ cho sở thích như: Kẹp đánh dấu trang, đèn đọc sách, bọc giấy…

Không gian nhà bạn sẽ không khác gì một thư viện mini cả.

3/ Làm kho chứa đồ.

Khi nhà bạn đã đầy đủ các phòng riêng biệt rồi. Có thể lúc này chúng ta sẽ thiết kế gầm cầu thang nhà ống quay vào trong. Lắp thêm cánh cửa và một số giá để đồ bên trong. Như vậy bạn sẽ biến chúng thành kho chứa đồ linh tinh trong nhà.

Nếu xác định làm kho. Bạn nên lưu ý phải chống thấm dột tầng hầm vô cùng tốt. Nơi đây sẽ rất tối và độ ẩm cao. Bạn không để ý đến việc này sẽ rất dễ làm hư hỏng đồ cất giữ bên trong. Nhất là đối với các đồ bằng giấy, gỗ, đệm, chiếu….

Nên đầu tư ngay việc ngăn thấm dột từ ban đầu. Tránh tiền hư hại đồ nhiều hơn tiền chống thấm khi tiết kiệm khoản chi này.

4/ Thiết kế hầm rượu mini

Đây cũng là một ý tưởng độc đáo cho ai có nhiều khách. Hoặc thích thú sưu tầm – thưởng thức rượu.

Rượu để bên trong này khá hợp lý. Bởi độ mát ở dưới gầm cầu thang tầng 1 là tốt. Đồng thời, nó cũng ở ngay dưới mặt đất. Tránh cho bạn tốn công sức để bê vác những chum rượu có thể tích lớn. Vì người Việt vẫn luôn phải thủ sẵn cho mình bình rượu quốc lủi ngâm chứ danh.

Có thể bề mặt nông bên ngoài làm thêm giá kính để trưng bày một số loại rượu quý, vỏ chai rượu đã qua sử dụng như một món đồ trang trí. Khi đó, bạn cần chú ý đến cả thiết kế phần điện chiếu sáng nữa nhé.

5/ Biến không gian nhỏ thành tủ để giày – dép và nón mũ.

Nhiều người có thể lên ý tưởng cho khu gầm cầu thang nhỏ nhà mình thành tủ để giày – dép, áo mưa, mũ bảo hiểm…

Theo kinh nghiệm của chúng tôi. Thiết kế này phù hợp với gầm cầu thang thấp và nhỏ. Dạng cầu thang làm 3 khúc cua ở những nhà có mặt tiền nhỏ vậy. Nó không đủ cho chúng ta thiết kế thành tủ quần áo hay nhà vệ sinh. Vì thế khi tận dụng tốt nhất đó luôn là một tủ để đồ nhỏ như giày.

Lưu ý nên làm cửa kín để tránh mùi của da giày khiến bạn khó chịu.

6/ Trang trí bể cá âm tường

Nhiều nhà, với sở thích và hợp với mệnh của mình. Đã trang trí biến khoảng không gian hạn hẹp đó thành tủ kê bể cá âm tường. Trang trí không gian và đặt các thiết bị hỗ trợ như: Đồ vớt cá, đèn chiếu sáng, đèn sưởi, bộ lọc cho cá… Gần như đầy đủ trang thiết bị đều tìm thấy được trong tủ đó.

Bên trong bể: Bạn có thể trang trí cây thủy sinh, các loại san hô hay đắp cảnh bên trong nhìn sẽ bắt mắt hơn nhiều. Như một bức tranh thực tế thu nhỏ vậy.

Lựa chọn loại cá theo mệnh của mình còn giúp tâm lý của chúng ta thêm vững tin nữa.

7/ Tủ trang trí – kê đồ trang trí

Ý tưởng thiết kế gầm cầu thang nhà ống tiếp theo là biến nó thành một tủ trang trí. Bạn có thể chia nhỏ các ô để đặt ảnh con cái, người thân. Hoặc biến chúng thành hộp đặt bình hoa, bằng khen… Tất cả những gì bạn muốn khoe ra đều có thể đặt chúng tại đây.

Loại này thường là dành cho cầu thang vắt chéo 2 cầu. Hướng gầm cầu thang thẳng ra ngoài cửa chính. Phần bên dưới nên tạo thành các ngăn kéo. Bởi tiếp giáp với nền nhà sẽ ít được chú ý hướng mắt người xem. Và nó cũng không trang trọng để đặt những thứ yêu thương của bạn.

8/ Biến không gian gầm cầu thang thành vườn cây

Thay vì sự lạnh lẽo của tường nhà, trần cầu thang. Bạn có thể đắp non bộ và trang trí các loại cây sống thiếu sáng. Hoặc dùng cây giả hay trang trí thành một không gian thực nào đó.

Có rất nhiều ý tưởng cho việc này. Như: tạo ra con suối với cảnh quan rừng núi 2 bên. Hay trông khóm trúc, cây tùng… Để nói hết ý tưởng này thì không thể nói hết được. Mỗi không gian lớn nhỏ sẽ biến đổi một cách khác nhau. Bạn cần xem được thực tế.

Có rất nhiều mẫu đẹp cho mọi người tham khảo.

9/ Phòng học – phòng ngủ nhỏ

Thiết kế gầm cầu thang nhà ống 2 tầng theo kiểu này sẽ áp dụng cho nhà có cầu thang dài và cao. Kiểu dạng cầu thang có tam cấp rồi gập chéo. Như vậy mới nâng trần gầm cầu thang lên cao. Đủ cho người có thể đứng lên thoải mái được.

Kê bên trong có thể là chiếc giường đơn hoặc một bàn học nhỏ cho trẻ. Kèm theo là kệ sách không quá lớn nhưng đủ cho toàn bộ sách giáo khoa của chúng. Một không gian học tập biệt lập và độc đáo. Giúp trẻ thoải mái tư duy hơn.

Tham khảo: Những mẫu cầu thang vuông đẹp mắt

10/ Trang trí thành kệ tivi

Đây là một ý tưởng mà rất nhiều gia đình áp dụng. Tuy nó không mới về ý tưởng nhưng lại vô cùng phong phú về mẫu mã. Vì vậy dù 100 nhà làm nhưng cũng không nhà nào giống nhà nào cả. Từ mẫu, màu đến cách phân bổ các ngăn trên kệ.

Đi kèm với việc thiết kế kệ vừa khít với không gian dưới gầm cầu thang. Mọi nhà thường bao giờ cũng kê bàn ghế phòng khách theo cùng vị trí cầu thang đó luôn. Giúp việc xem tivi được thuận tiện mà không gian cũng gọn gàng hơn nhiều.

Một số hình ảnh đẹp – độc khác cho khu gầm cầu thang

Sau đây là một số hình ảnh đẹp và độc đáo. Đương nhiên nó không dành cho các thiết kế phổ thông. Nhưng biết đâu bạn lại lên được ý tưởng ở một góc nào đó cho ngôi nhà của bạn.

Hãy cùng chiêm ngưỡng nhé!

Một góc riêng nhỏ cho trẻ. Có thể nó không thể thay thế được phòng ngủ tiện nghi. Nhưng có thể nó lại là góc yêu thích ở những giấc ngủ ngắn như buổi trưa cho trẻ.

Có vẻ, chủ những ngôi nhà này rất yêu thích sưu tầm rượu. Hoặc chí ít, nhà họ cũng đông khách đến thăm thường xuyên và ở lại ăn uống. Vì vậy mới có không gian trưng bày rượu nhiều loại như thế này

Cái đẹp nằm ở sự liền mạch – thống nhất trong thiết kế. Điều này đã được chứng mình ở góc gầm cầu thang này

 

Tuyền Quản Trị

Recent Posts

12 Loại khóa cửa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Lựa chọn loại khóa cửa phù hợp với đặc điểm của cánh cửa và mục…

4 tháng ago

Phong Thịnh Door Cung Cấp Cửa Nhà Vệ Sinh hiện đại

Cửa nhà vệ sinh là một phần quan trọng trong không gian sống của chúng…

1 năm ago

Hướng dẫn thi công sơn epoxy: quy trình và yêu cầu cần biết

Trong ngành công nghiệp, thi công sơn epoxy để gia cố nền sàn bê tông…

1 năm ago

Tại sao nên chọn ghế trưởng phòng lưới tại SMA Furniture

SMA Furniture được biết đến là thương hiệu chuyên cung ứng ghế trưởng phòng lưới…

1 năm ago

Nguyên nhân và cách sửa xe máy không đề được tại nhà

Xe máy không đề được là một trong những lỗi thường gặp nhất. Khi sử…

2 năm ago

Hướng dẫn chi tiết các bước lắp vòi chậu rửa bát tại nhà

Cách lắp vòi chậu rửa bát đúng và chuẩn rất quan trọng. Vì vòi tốt…

2 năm ago