Phong thủy

Thiết kế phòng bếp theo Phong Thủy

Là nơi chế biến, nấu nướng thức ăn hàng ngày cho cả gia đình nên phòng bếp của bạn ngoài việc thiết kế hiện đại, đẹp mắt , tiện sử dụng còn cần phải hợp về phong thủy và lưu ý một số vấn đề sau đây

Theo quan niệm phong thủy học, phòng bếp khi bố trí, thiết kế phải đảm bảo yếu tố “tàng phong tụ khí” tức là phải tránh gió để tụ được khí, vì vậy tối kỵ khi bếp ở hướng bị gió lùa.

Phong thủy học cho rằng nếu bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp nấu có cửa sổ đều không tốt, vì chủ yếu là sợ gió thổi từ cửa vào hoặc từ cửa sổ vào bếp.

Ngoài ý nghĩa phong thủy, việc nếu đặt bếp ở hướng gió thổi, khi gió to thổi lửa liếm ra 4 phía còn có thể gây nên hỏa hoạn rất nguy hiểm.

Thủy – Hỏa xung khắc nhau theo quan niệm phong thủy, do đó “hỏa khí” của bếp nóng không thể dung hòa với “thủy khí” mát lạnh của nước, chính là quan niệm “thủy hỏa bất dung”, như vậy là xung khắc với bếp nấu.

Vì vậy, bếp nấu nên tránh đặt lên trên rãnh, mương, đường nước. Khi bố trí phòng bếp, bạn cũng nên chú ý không đặt bếp ở thế bị kẹp giữa hai thứ có mang theo “thủy” như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát…

Khi lựa chọn bố trí phòng bếp trong nhà, gia chủ nên đặt bếp theo vị trí “tọa hung hướng cát”.

Tọa hung nghĩa là bếp nên được đặt vào phương vị không lành (hướng hung), để hộ trợ áp chế những luồng khí xấu gây bất lợi cho gia chủ. Luồng khí dương ở bếp nấu sinh ra có thể giúp điều hòa các luồng khí gây bất lợi này, giúp cải thiện phong thủy của căn nhà một cách hiệu quả. Song song với nó thì bếp “tọa hung” nhưng lại phải “hướng cát” tức là cửa của bếp nhất định phải quay về hướng tốt để nó có thể hút được khí lành.

Trong “Kim quang đẩu lâm kinh” đã nói “Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành mới nhanh có phúc”.

Một điều rất quan trọng mà bạn cũng rất nên chú ý đó là việc bố trí phòng bếp cần cách xa phòng ngủ, chủ yếu là vì bếp nóng bức, khói dầu mỡ nhiều, người hít phải nhiều dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phòng bếp là nơi nấu nướng phục vụ ăn uống, nếu không giữ gìn vệ sinh thì rất có khả năng “bệnh tòng khẩu nhập” (bệnh thâm nhập từ đường ăn uống), ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, môi trường vệ sinh của nhà bếp kém sẽ ảnh hưởng đến hứng thú của người nấu đồ ăn thức uống. Do đó, bạn nên loại bỏ các thứ lặt vặt không cần dùng trong nhà bếp, tuyệt đối không biến nhà bếp thành chỗ chứa các đồ vặt vãnh vừa làm xấu nhà bếp vừa không đảm bảo vệ sinh thông thoáng. Nếu phòng bếp của gia đình bị tối, bạn cần lắp đặt thêm đèn chiếu sáng ở các vị trí cần nhiều ánh sáng như chỗ nấu ăn, bàn ăn…

(Theo TTVH)

Hưng Lê

Recent Posts

12 Loại khóa cửa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Lựa chọn loại khóa cửa phù hợp với đặc điểm của cánh cửa và mục…

4 tháng ago

Phong Thịnh Door Cung Cấp Cửa Nhà Vệ Sinh hiện đại

Cửa nhà vệ sinh là một phần quan trọng trong không gian sống của chúng…

1 năm ago

Hướng dẫn thi công sơn epoxy: quy trình và yêu cầu cần biết

Trong ngành công nghiệp, thi công sơn epoxy để gia cố nền sàn bê tông…

1 năm ago

Tại sao nên chọn ghế trưởng phòng lưới tại SMA Furniture

SMA Furniture được biết đến là thương hiệu chuyên cung ứng ghế trưởng phòng lưới…

1 năm ago

Nguyên nhân và cách sửa xe máy không đề được tại nhà

Xe máy không đề được là một trong những lỗi thường gặp nhất. Khi sử…

2 năm ago

Hướng dẫn chi tiết các bước lắp vòi chậu rửa bát tại nhà

Cách lắp vòi chậu rửa bát đúng và chuẩn rất quan trọng. Vì vòi tốt…

2 năm ago