Tin tức

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học, hiện đại

Với những ngôi nhà có diện tích hạn chế thì việc bố trí các công trình sao cho khoa học, hài hòa là điều được các gia chủ quan tâm. Đặc biệt là đối với nhà vệ sinh, tuy chỉ là công trình phụ nhưng chúng có tần suất sử dụng nhiều và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Mời bạn tham khảo các cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Thiết kế nhà vệ sinh chuẩn phong thủy và kinh tế nhất năm 2023

Nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích nhỏ có đặc điểm như thế nào?

Nhà vệ sinh trong nhà ống thường có diện tích khiêm tốn

Đối với những ngôi nhà có diện tích lớn, người ta thường bố trí phòng tắm và WC riêng biệt đặt cạnh nhau. Tuy nhiên, với những nhà ống diện tích nhỏ, các gia chủ thường tận dụng các khoảng trống để tiết kiệm diện tích. Một số đặc điểm cụ thể như sau:

  • Bố trí diện tích hợp lý

Theo đó, diện tích nhà vệ sinh trong nhà ống khoảng từ 3-4m2. Tùy vào số lượng thành viên hay diện tích mặt sàn để quyết định diện tích nhà vệ sinh sao cho phù hợp.

  • Cấu trúc nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh thường có 3 khu vực khác nhau đó là bồn rửa, bồn cầu và khu tắm đứng. Theo đó, cần phân biệt rõ ràng giữa khu vực khô và ướt để tránh tình trạng ẩm ướt, trơn trượt. Thông thường, người ta thường sử dụng vách ngăn bằng kính cường lực để ngăn cách 2 khu vực này. Ngoài ra, nếu phòng có diện tích nhỉnh hơn thì bạn có thể bố trí thêm bồn tắm ngồi hoặc nằm.

Những điều bạn cần biết khi thiết kế nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống

Khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống cần lưu ý những gì?

Diện tích nhà vệ sinh trong nhà ống là bao nhiêu?

Thông thường, diện tích nhà vệ sinh trong nhà ống chỉ khoảng 3m2 – 5m2 tùy vào diện tích tổng thể của căn nhà để thêm bớt kích thước sao cho phù hợp với nhu cầu.

Cấu trúc nhà vệ sinh cho nhà ống như thế nào?

Do có diện tích khá nhỏ nên cấu trúc nhà vệ sinh trong nhà ống được thiết kế tối giản nhất có thể, thông thường là các khu vực như khu tắm, bồn cầu và bồn rửa mặt. Ngoài ra, khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống bạn cần phân chia rõ ràng khu vực khô và ướt giúp thuận tiện trong quá trình sinh hoạt và đảm bảo không gian sạch sẽ cho toàn bộ căn phòng.

Vị trí xây dựng nhà vệ sinh trong nhà ống

Để đảm bảo phong thủy, các chuyên gia cho rằng nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí thuận tiện di chuyển trong gia đình. Vì vậy,bạn không nên đặt nhà vệ sinh nằm trên khu vực bếp ăn, trong phòng ngủ hoặc trên lối vào nhà.

Cách tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhà vệ sinh

Tiêu chí thứ hai khi thiết kế không nhà nhà vệ sinh trong nhà ống đó là cần làm rộng không gian, tạo bầu không khí thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng. Bạn có thể sử dụng một số mẹo như sau:

  • Lựa chọn gạch ốp sáng màu: Đây sẽ là mẹo giúp không gian sáng sủa hơn và mở rộng không gian đáng kể. Ngoài ra, bạn không nên chọn các hoa văn quá rườm rà gây rối mắt người nhìn, tạo cảm giác bí bách.
  • Sử dụng giấy dán tường: Bạn nên chọn những loại giấy dán tường có họa tiết thiên nhiên tươi mát tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái cho người sử dụng.
  • Lắp đặt một số gương nội thất: Việc này mở rộng không gian và phản chiếu ánh sáng giúp cho tổng thể trở nên sáng sủa hơn.
  • Tiết kiệm diện tích sàn: Bạn nên tối giản hóa vật dụng dưới sàn, ngoài ra hãy tận dụng tốt khu vực khuất dưới bồn rửa hoặc gắn lên tường để tiết kiệm không gian hiệu quả.
  • Tận dụng góc phòng tắm: Hãy sử dụng bồn tắm đứng hoặc bồn rửa ở vị trí này.

Lưu ý phong thủy trong cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Yếu tố phong thủy rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc cho gia chủ. Theo đó, bạn không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam bởi chiếu theo ngũ hành, hướng này thuộc mạng Hỏa, nhà vệ sinh mạng Thủy, Thủy khắc Hỏa sẽ kỵ nhau không tốt. Ngoài ra, cũng không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng Bắc hoặc hướng Đông Bắc sẽ gây ra ảnh hưởng sức khỏe cho bạn và gia đình.

Cần lưu ý cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào?

Hướng đặt nhà vệ sinh

Hướng đặt nhà vệ sinh cần đảm bảo phong thủy

Theo các chuyên gia, hướng đặt nhà vệ sinh là hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc, chúng không gây ảnh hưởng đến tài vận cũng như sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Không đặt ở trung tâm nhà

Theo quan niệm xa xưa, nhà vệ sinh là nơi chứa chất thải rất ô uế, vì vậy không nên đặt ở trung tâm mà hãy đặt ở cuối góc căn nhà.

Không đặt nhà vệ sinh phía trên bếp hoặc phòng ngủ

Theo phong thủy, không nên đặt nhà vệ sinh trên phòng bếp hoặc cùng phương vị với phòng ngủ sẽ gây ra hao tài tốn của, gia đình lục đục. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải thiết kế nhà vệ sinh theo vị trí này thì bạn nên sử dụng một số phương pháp hóa giải như sau:

  • Cách thứ nhất: Trồng cây xanh trong nhà vệ sinh.
  • Cách thứ hai, thường xuyên dọn dẹp nhà vệ sinh để giữ bầu không khí thông thoáng, sạch sẽ, đóng cửa khi không sử dụng.

Không đặt nhà vệ sinh ngay đối diện cửa chính

Không đặt nhà vệ sinh ở đối diện cửa chính của phòng ngủ

Nhà vệ sinh đối diện cửa chính sẽ ngăn cản luồng khí tốt đi vào nhà, gây cho gia chủ luôn mệt mỏi, đau ốm, hao tài tốn của,…

Không đặt nhà vệ sinh và bồn cầu chung hướng

Nhà vệ sinh và bồn cầu chung hướng sẽ làm cho gia đình bị ảnh hưởng, sức khỏe suy giảm, tài vận lao đao.

Không cải tạo nhà vệ sinh thành phòng ngủ

Cải tạo nhà vệ sinh thành phòng ngủ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng về sức khỏe

Nhiều gia đình muốn tiết kiệm không gian đã cải tạo nhà vệ sinh thành phòng ngủ. Tuy nhiên, nhà vệ sinh là nơi tích tụ nhiều ô uế sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng về sức khỏe cho người sử dụng phòng ngủ.

Không đặt nhà vệ sinh tại phía cuối hành lang

Đặt nhà vệ sinh phía cuối hành lang sẽ gây ảnh hưởng đến khí vận của người nhà, làm cho trẻ nhỏ hoặc người già dễ đau ốm.

Không đặt nhà vệ sinh bên cạnh phòng thờ

Phòng thờ là nơi linh thiêng thờ cúng ông bà tổ tiên, ngược lại, nhà vệ sinh là nơi chứa những luồng khí ô uế. Nếu đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ sẽ là bất kính với tổ tiên. Vì vậy, bạn cần lưu ý điều này khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống.

Lắp các loại khóa đơn giản cho cửa

Thông thường, nhà vệ sinh luôn cần lưu ý về hệ thống cửa như sau:

  • Không nên lắp kính hoặc lắp kính thì chú ý chỉ bên trong nhìn ra được – bên ngoài không nhìn vào được.
  • Chọn các loại khóa có thao tác mở đơn giản và dùng chốt khóa nhanh như khóa tay nắm tròn – khóa tay gạt.
  • Lắp khóa cửa nhà vệ sinh luôn hướng khóa bên ngoài – chốt nhanh bên trong

Lắp đặt cửa sổ và hệ thống thông gió

Hệ thống thông gió tạo sự thông thoáng cho nhà vệ sinh

Do phòng tắm khá chật hẹp, vì vậy, gia chủ nên lắp đặt thêm hệ thống thông gió và cửa sổ nhằm tạo sự thông thoáng cho không gian. Ngoài ra, cách này cũng giảm được hung khí và nguồn âm khí cho nhà vệ sinh.

Không gộp chung nhà vệ sinh, bồn rửa mặt, nhà tắm

Nhiều gia chủ cho rằng, việc thiết kế chung nhà vệ sinh, bồn rửa mặt và nhà tắm sẽ giúp tiết kiệm không gian nhưng lại rất ảnh hưởng đến vệ sinh và sức khỏe. Thay vào đó, bạn hãy ngăn các khu vực khác nhau bằng vách ngăn hoặc mái che để mở rộng diện tích và đảm bảo vệ sinh.

Không đặt nhà vệ sinh đối diện giường ngủ hoặc giữa phòng ngủ

Vị trí không nên đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Nếu bạn có ý định đặt nhà vệ sinh khép kín trong phòng ngủ, hãy lưu ý đến vấn đề này. Bởi lẽ, nhà vệ sinh có thể sẽ mang nguồn âm khí xâm nhập vào phòng ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hòa khí giữa vợ chồng và các thành viên trong gia đình.

Không bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Việc đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công danh tài lộc của người đàn ông trong gia đình.

Trên đây là các cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học, đảm bảo phong thủy và tính thẩm mỹ cao. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết trong cuộc sống.

Lê Hồng Vân

Recent Posts

Phong Thịnh Door Cung Cấp Cửa Nhà Vệ Sinh hiện đại

Cửa nhà vệ sinh là một phần quan trọng trong không gian sống của chúng…

7 tháng ago

Hướng dẫn thi công sơn epoxy: quy trình và yêu cầu cần biết

Trong ngành công nghiệp, thi công sơn epoxy để gia cố nền sàn bê tông…

8 tháng ago

Tại sao nên chọn ghế trưởng phòng lưới tại SMA Furniture

SMA Furniture được biết đến là thương hiệu chuyên cung ứng ghế trưởng phòng lưới…

11 tháng ago

Nguyên nhân và cách sửa xe máy không đề được tại nhà

Xe máy không đề được là một trong những lỗi thường gặp nhất. Khi sử…

1 năm ago

Hướng dẫn chi tiết các bước lắp vòi chậu rửa bát tại nhà

Cách lắp vòi chậu rửa bát đúng và chuẩn rất quan trọng. Vì vòi tốt…

1 năm ago

Khóa cửa Benler có tốt không? Nên mua khóa nào dưới 5 triệu?

Khóa cửa Benler mới xuất hiện trên thị trường Việt không lâu đã ghi điểm…

1 năm ago