Nội dung
Móng nhà hay móng nền là kết cấu xây dựng dưới cùng của một công trình nhà, cầu, hầm,… nhằm chịu tải trọng của công trình vào nền đất. Giúp công trình chịu tải được khối lượng vật chất phía trên. Đảm bảo sự chắc chắn an toàn cho công trình. Có nhiều loại móng cho từng công trình. Mỗi loại móng lại phù hợp với từng kết cấu xây dựng riêng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về móng bè nhà 2 tầng nhé
Móng bè là mặt phẳng trải dài trên toàn bộ nền đất của công trình xây dựng. Móng bè có tác dụng chịu lực và phân bố lực đều lên mặt đất. Giúp giảm tải trọng lượng của mái và các trọng lượng khác lên cột và tường nhà.
Móng bè thường được sử dụng chủ yếu ở những nền đất yếu, sức chịu lực nền yếu. Những ngôi nhà cao tầng có khối lượng tải trọng lớn sẽ rất hay gặp loại kết cấu móng bè này. Khi xây dựng móng bè nên kết hợp gia cố nền đất bằng cọc tre hoặc cọc bê tông sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Xem thêm : sửa đường ống nước tại hà nội
Tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng móng bè là điều mà nhiều người quan tâm. Mỗi kỹ thuật xây dựng đều có tiêu chuẩn riêng nhằm đáp ứng đúng các thông số xây dựng. Các thông số sau đây có thể thay đổi đôi chút so với điều kiện thi công thực tế:
Dạng bản phẳng: Thông thường chiều dày của bản được chọn là e = (1/6)l với khoảng cách giữa các cột l <9m và tải trọng nặng khoảng 1.000 tấn/ cột.
Dạng bản vòm ngược :Dạng này được sử dụng khi có yêu cầu về độ chịu uốn lớn. Đối với các công trình vừa, bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch xây, bê tông với e = (0.032 l + 0.03)m. Cùng với độ võng của vòm f=1/7l ~ 1/10.
Dạng có sườn: Các loại dạng có sườn thì chiều dày của bản được chọn e = (1/8)l ~ (1/10). Khoảng cách giữa các cột là l >9m. Kết cấu theo 2 cách như sau:
Sườn nằm dưới có dạng hình thang (để giúp khả năng chống trượt gia tăng). Sườn nằm trên bản.
Dạng hộp: Loại móng bè dạng hộp có khả năng phân bố đều tải trọng của mái và vật chất lên nền đất. Thông thường sẽ được áp dụng cho nhà nhiều tầng, nhà tầng có kết cấu khung chịu lực nhậy lún không đều. Kiểu hộp có độ cứng lớn nhưng trọng lượng khá nhẹ. Kiểu kết cấu này đòi hỏi sử dụng nhiều vật liệu xây dựng và quá trình thi công khá phức tạp.
Móng bè là loại móng được sử dụng rất nhiều trong các công trình dân dụng. Móng bè là biện pháp thi công móng lý tưởng với những công trình nhà cao tầng. Các công trình có lớp địa tầng chiều dày lớn. Như chung cư cao tầng hoặc các khu mua sắm lớn.
Không chỉ vậy, móng bè cũng được sử dụng với các công trình thiết kế thấp tầng như nhà cấp 4, nhà hộp 1 tầng. Vì có chi phí rẻ, thời gian thi công nhanh chóng.
Móng bè cũng thích hợp với công trình có tầng hầm, kho hoặc bể vệ sinh, bồn chứa hay hồ bơi. Nên xây dựng tại những khu vực có mật độ xây dựng thấp. Ít chịu tác động 2 chiều khi ở gần công trình gần đó.
thợ sửa ống nước uy tín
Móng bè thường được sử dụng cho nhà 2 tầng kết cấu đơn giản, nhẹ. Móng bè được thi công trải rộng trên toàn bộ công trình. Giúp giảm áp lực của công trình lên nền đất yếu. Đây là loại móng được sử dụng chủ yếu ở nơi có địa hình yếu, dễ lún.
Kết cấu của móng bè bao gồm một lớp bê tông lót móng. Toàn bộ bản móng được trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng.
– Lớp bê tông lót có độ dày 100mm.
– Kích thước dầm móng phổ thông: 300×700(mm).
– Chiều cao bản móng phổ thông: 200mm.
– Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150.
– Thép bản móng phổ thông: 2 lớp thép Φ12a200.
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị thi công
Đây là bước đầu tiên trong việc thi công móng bè. Bạn cần chuẩn bị dự trù nguyên vật liệu, dứ tính số vật liệu có thể thừa thiếu và chuẩn bị máy móc, trang thiết bị. Ngoài ra cần chuẩn bị cả mặt bằng thi công trên vị trí xây dựng.
Giai đoạn 2: Đào đất hố móng
Trên diện tích đất thi công đã chuẩn bị sẵn. Ở giai đoạn này, công việc sẽ là đào hố móng trên toàn bộ diện tích đó.
Hố móng được đào trên toàn bộ diện tích đất xây dựng. Đào hố móng để để chuẩn bị cho quá trình xây móng bè diễn ra nhanh chóng.
Giai đoạn 3 : Xây tường móng bè
Giai đoạn này thợ xây sẽ tiến hành làm khung thép và xây dựng tường móng theo thông số đã xác định trong bản vẽ. Có nhiều loại thép chuyên dụng để làm móng bè. Nhưng bạn nên sử dụng thép thanh vằn Miền Nam và thép gân vằn Việt Nhật vì chúng có những đặc tính tối ưu cho móng bè vững chắc.
Giai đoạn 4: Đổ giằng bê tông
Để đảm bảo chất lượng đổ giằng bê tông cũng như chất lượng toàn bộ công trình. Bạn cần sử dụng bê tông được nhào trộn theo đúng tiêu chuẩn về số lượng, thành phần và đúng yêu cầu kỹ thuật. Thi công móng bè theo kết cấu chuẩn là bê tông được đổ theo từng lớp. Mỗi lớp bê tông có độ dày từ 20cm – 25cm. Lớp trên phải đổ lên lớp dưới khi lớp dưới bắt đầu đông kết.
Giai đoạn 5: Nghiệm thu, bảo dưỡng móng
Móng bê tông cần phải luôn được giữ ẩm theo tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Các kiến trúc sư quy định độ lún tối đa của móng bè. Cần điều chỉnh độ lún cho phù hợp. Nếu độ lún không đều sẽ khiến cho độ dày móng bè thay đổi.
Các cọc có vai trò vô cùng quan trọng là truyền lực xuống nền đất dưới thông qua sức kháng mũi. Truyền lực vào nền đất xung quanh cọc thông qua sức kháng bên.
Vì vậy cần bố trí cọc trong đài thành nhóm hoặc riêng lẻ tùy theo hàng .Hoặc tùy theo yêu cầu cấu tạo của công trình giúp giảm áp lực lên nền ở đáy bè.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=129235703428716&id=100090268604851
https://twitter.com/thuc_it/status/1635106601639239680
Lựa chọn loại khóa cửa phù hợp với đặc điểm của cánh cửa và mục…
Cửa nhà vệ sinh là một phần quan trọng trong không gian sống của chúng…
Trong ngành công nghiệp, thi công sơn epoxy để gia cố nền sàn bê tông…
SMA Furniture được biết đến là thương hiệu chuyên cung ứng ghế trưởng phòng lưới…
Xe máy không đề được là một trong những lỗi thường gặp nhất. Khi sử…
Cách lắp vòi chậu rửa bát đúng và chuẩn rất quan trọng. Vì vòi tốt…